Cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ đang là chủ đề y khoa được khá nhiều người quan tâm. Bởi ai cũng thắc mắc, một loài cỏ tự nhiên, thậm chí là mọc hoang dại tại nhiều nơi, liệu có phải là bài thuốc điều trị trĩ hiệu quả – căn bệnh khó chữa, khó ngừa tái phát hàng đầu hiện nay? Để rộng đường theo dõi, bài chia sẻ tổng hợp thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cỏ mần trầu và tác dụng của chúng với bệnh trĩ.
Không chỉ là cách chữa bệnh trĩ bằng cỏ mần trầu, chúng tôi hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc những góc sâu sắc hơn về các phương pháp chữa bệnh dân gian của Việt Nam. Hãy tham khảo và đưa ra lựa chọn, quyết định áp dụng dưới sự tư vấn của bác sỹ chuyên môn, như vậy có thể đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị.
Mục Lục
Cỏ mần trầu là gì? Cỏ mần trầu có chữa được bệnh trĩ hay không?
Cỏ mần trầu (tên khoa học là Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) – dân gian còn gọi là cỏ dại, cỏ gà, cỏ bắc, cỏ chỉ tía; trong khi Đông y đặt tên là Kim Ngân Thảo hoặc Ngưu Cân Thảo. Đây là một loại thảo dược tự nhiên thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae), thường mọc hoang dại nên rất dễ tìm thấy xung quanh chúng ta.
Mùa mưa, cây phát triển mạnh với đặc trưng là các lá nhọn dài, chiều cao thân trung bình từ 50-90 cm. Với hàm lượng dược tính cao, vị ngọt thanh mát, không chứa độc tố, cỏ mần trầu được liệt vào danh sách những vị thuốc quý phổ biến của Việt Nam.
Hầu như tất cả các bộ phận của cây, từ rễ đến thân, lá đều có thể dùng để chữa bệnh. Một số công dụng nổi bật của cỏ mần trầu, có thể kể đến: Hạ nhiệt, cầm máu, mát gan, tiêu viêm… Do đó, thảo dược này thường được dùng để chữa mụn nhọt, các bệnh ngoài da và đặc biệt là bệnh trĩ.
Vậy cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ theo cơ chế nào? Dựa trên công dụng của thảo dược, không khó để thấy hiệu quả mà cỏ mần trầu mang lại trong việc điều trị bệnh. Cụ thể:
– Giúp cầm máu cho những bệnh nhân đi đại tiện ra máu.
– Giúp tiêu viêm, sát khuẩn, làm lành tổn thương nhanh chóng ở vùng hậu môn.
– Giàu chất xơ, cải thiện hệ tiêu hóa, giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn.
– Hỗ trợ làm co búi trĩ, giúp bệnh nhanh khỏi, giảm đau…
Cách dùng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ hiệu quả:
Bài thuốc cỏ mần trầu kết hợp với các vị thuốc thảo dược khác:
Cách chữa bệnh trĩ bằng cỏ mần trầu kết hợp chung cùng các thảo dược khác được đánh giá cao về hiệu quả, vì có thể đồng thời mang đến nhiều công dụng ưu việt, hỗ trợ chữa bệnh từ nguyên nhân bên trong lẫn biểu hiện bên ngoài.
Có 4 bài thuốc gợi ý phổ biến nhất dành cho bạn, như sau:
- Bài thuốc 1:
– Chuẩn bị: Mỗi vị 200g gồm cỏ mần trầu, kim ngân hoa, khương truật, cam thảo, vỏ đậu xanh.
– Thực hiện: Tất cả làm khô (sao khô, sấy khô hoặc phơi khô tùy khả năng của bạn), bảo quản dùng dần. Mỗi ngày, bốc một nắm nhỏ thảo dược trên, cho vào nồi sắc với 4 chén nước. Sắc đến khi còn lại 2 chén thì tắt bếp, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn trong ngày.
– Kết quả: Uống 1 thang mỗi ngày, đều đặn sẽ cho tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt giải độc, tăng sức đề kháng, giúp máu huyết lưu thông – không còn dồn ứ, kìm hãm sự phát triển của búi trĩ.
- Bài thuốc 2:
– Chuẩn bị: Mỗi vị 30g gồm cỏ mần trầu, lá sung, lá cải cúc, lá hương nhu.
– Thực hiện: Tất cả thảo dược mang đi rửa sạch, để ráo nước. Cho thảo dược vào nồi, đổ vào 1.5-2 lít nước, thêm 1 thìa muối tinh, đun sôi. Nước sôi đổ ra chậu xông hậu môn cho đến khi nguội bớt (khoảng 38 độ), thì có thể dùng nước này ngâm rửa hậu môn đồng thời.
– Kết quả: Cách dùng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ số 2 giúp giảm ngứa rát vùng hậu môn, đồng thời làm co nhanh búi trĩ. Để đạt hiệu quả cao, người bệnh nên xông đều đặn vào mỗi buổi tối, sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và làm khô ráo bằng khăn mềm.
- Bài thuốc 3:
– Chuẩn bị: 200g mỗi loại cỏ mần trầu, rau má, ngũ gia bì, nhân trần, cam thảo.
– Thực hiện: Tất cả nguyên liệu rửa sạch, khơi khô, tán vừa, cho vào lọ bảo quản sử dụng lâu dài. Mỗi ngày, lấy 30-40g hỗn hợp hãm thành trà trong vòng 10-15 phút, sau đó uống thay nước lọc trong ngày. Không để trà qua ngày và phải uống đều đặn.
– Kết quả: Chữa bệnh trĩ bằng cỏ mần trầu kết hợp các thảo dược trên giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, chống nhiễm trùng, bổ huyết, chữa đau nhức xương khớp và giúp trĩ thuyên giảm nhanh chóng. Vị thuốc có thể khó uống nhưng dùng lâu sẽ quen.
- Bài thuốc 4:
– Chuẩn bị: Mỗi vị 100g gồm cỏ mần trầu, rau lấp, rau vẩy ốc, cỏ nhọ nồi và lá thầu dầu tía. 20ml giấm thanh.
– Thực hiện: Mang tất cả các loại rau cỏ trên đi rửa thật sạch, để ráo nước. Xay hoặc giã nát chúng rồi lọc lấy nước cốt bằng rây lọc. Bảo quản nước cốt trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày vào buổi sáng và tối, rót một chén nước nhỏ uống cho tới khi bệnh trĩ thuyên giảm.
– Kết quả: Bài thuốc số 4 không chỉ giúp cơ thể thanh nhiệt, mà còn giảm chứng táo bón, căn nguyên hàng đầu gây ra bệnh trĩ.
Dùng cỏ mần trầu hãm thành trà uống giúp hỗ trợ điều trị trĩ:
– Chuẩn bị: Mỗi vị 300g gồm cỏ mần trầu và nhân trần (có thể mang đi phơi khô dùng dần, hoặc dùng tươi cũng được).
– Thực hiện: Hãm hỗn hợp trên như trà đặc để uống, hoặc cho vào ấm nước đun sôi. Uống vào buổi sáng và buổi tối, 2 lần mỗi ngày, cứ như vậy đều đặn trong 30 ngày liên tục sẽ đạt hiệu quả mong muốn.
– Kết quả: Áp dụng cách dùng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ kết hợp nhân trần giúp cơ thể thanh mát, giảm táo bón, kháng viêm vùng tổn thương, rất tốt cho những bệnh nhân trĩ hay gặp tình trạng buồn nôn, nóng sốt toàn thân.
Cách xông hơi cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ
– Chuẩn bị: Một nhúm cỏ mần trầu, có thể thêm các thảo dược thanh mát khác hoặc không.
– Thực hiện: Rửa sạch cỏ mần trầu, cho vào nồi đun sôi. Đổ nồi nước vào chậu nhỏ, xông hậu môn đã vệ sinh sạch sẽ cho đến khi nước nguội bớt. Cũng như phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cỏ mần trầu số 2 ở phần trên, bạn có thể dùng nước này để rửa lại hậu môn, trước khi lau sạch vùng này với khăn mềm.
– Kết quả: Hơi nóng giúp búi trĩ co lại, cùng với dược tính của cỏ mần trầu sẽ giúp cầm máu, kháng viêm, diệt vi khuẩn cho vùng hậu môn, cải thiện tình trạng trĩ trở nên tích cực hơn. Mỗi tuần bạn có thể xông 2-3 lần kết hợp cùng các bài thuốc khác đã gợi ý.
Cách chế biến cỏ mần trầu súp đậu xanh ăn hỗ trợ điều trị bệnh trĩ:
– Chuẩn bị: 100g cỏ mần trầu, 100g đậu xanh còn vỏ, 1 củ tỏi, 1 trái dừa tươi còn cả cùi cả nước.
– Thực hiện: Rửa sạch đậu xanh và cỏ mần trầu. Chặt dừa, cho cả cái và nước dừa vào nồi, cho thêm đậu xanh, cỏ mần trầu và đổ 1 lít nước vào. Nấu sôi cho đến khi tạo thành hỗn hợp sền sệt. Tỏi băm nhỏ, chiên lên làm thuốc dẫn. Trước khi ăn súp đậu xanh mần trầu, bạn nên ăn tỏi trước.
Mỗi ngày dùng 1 chén súp vào một khung giờ nhất định, đều đặn trong 15 ngày liên tục. Vị khá dễ ăn, nhưng nếu muốn ngon hơn có thể cho thêm đường hoặc mật ong vào súp.
– Kết quả: Phân mềm, giảm táo bón sau 5 ngày; búi trĩ giảm đau và co lại sau 10-15 ngày.
Ưu nhược điểm của việc dùng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ:
Cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ tất nhiên cũng có điểm mạnh và điểm yếu, tương tự như các bài thuốc dân gian khác. Cụ thể:
– Ưu điểm: Cỏ mần trầu ít tác dụng phụ, khá an toàn cho người sử dụng. Với bệnh nhẹ, dùng cỏ có thể chữa khỏi hoặc thuyên giảm nhanh. Vì không chứa độc tính nên hầu như ai cũng có thể áp dụng các cách chữa bệnh trĩ bằng cỏ mần trầu. Dù vậy, chúng tôi khuyến nghị vẫn cần tham khảo thêm ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng, đặc biệt nếu người bệnh đang mắc thêm những bệnh khác, hoặc đang sử dụng Tân dược.
– Nhược điểm: Cỏ mần trầu có thể có mùi vị khó chịu ở một số người, hiệu quả đạt được tương đối chậm, nếu muốn đạt kết quả cao phải kiên nhẫn. Trong một số trường hợp, người dùng sẽ không thấy tác dụng đáng kể từ thảo dược. Bên cạnh đó, cách chữa bệnh trĩ từ cỏ mần trầu cũng không tỏ ra hiệu quả mấy với bệnh đã ở cấp độ nặng
Có nên dùng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ hay không?
Như đã phân tích ở phần 3 về ưu điểm và nhược điểm, có thể khẳng định: Cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ vẫn là một trong những giải pháp hiệu quả hàng đầu bạn có thể lựa chọn nếu tin tưởng vào các bài thuốc dân gian.
– Bài thuốc thích hợp với: Bệnh nhẹ, cấp độ 1 và 2, ít đau nhức, búi trĩ nhẹ, chưa viêm nhiễm. Bệnh nhân sức đều kháng tốt, hợp cơ địa.
– Không thích hợp với: Người bị trĩ nặng đã có các triệu chứng đau nhức, viêm loét hậu môn, búi trĩ hoại tử, máu chảy ồ ạt…
Chia sẻ câu chuyện của người đã từng sử dụng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ:
Chị Hoa (Long An, 34 tuổi) chia sẻ về quá trình chữa bệnh trĩ bằng cỏ mần trầu: “Trong tất cả các bài thuốc thì tôi chọn hãm trà cỏ mần trầu với nhân trần, vì nhân trần vị ngọt nên dung hòa, tính ra dễ uống hơn các loại khác nhiều. Tôi cũng không định lượng mấy, chỉ bốc mỗi ngày một nhúm ra sắc nước uống thôi.
Có lúc nấu sôi, có lúc hãm trà trong bình khi lười, nhưng nói chung đều đặn đều uống ít nhất 2 ly lớn. Công nhận uống xong người mát, ngủ ngon hơn, đi vệ sinh nặng cũng dễ hơn, cảm giác ít đau rát, ít ngứa ngáy hơn trước. Uống 2 tuần rồi tôi thấy ổn, phân cũng mềm, trĩ không sa nhiều. Vậy là tốt rồi, chắc tôi sẽ uống thường xuyên hơn nữa.
Tuy nhiên, cải thiện chỉ được chút xíu, theo tôi đánh giá thì chỉ là hỗ trợ cho bệnh không nặng hơn, còn để trị dứt luôn thì chắc phải dùng đến thuốc.”
Nếu bạn cũng đang dùng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ, hãy để lại bình luận bên dưới để các bạn khác tham khảo và dễ hình dung hơn về công dụng thực tế của thảo dược. Cảm ơn mọi sự đóng góp ý kiến từ bạn đọc cho Tritriantoan.com.
Chờ chút có thể bạn quan tâm: