Trĩ là bệnh lý xuất phát từ lối sống của người bệnh mà ra, chứ không phải bệnh di truyền hay lây nhiễm do vi rút, vi khuẩn. Do đó, nếu muốn trị dứt điểm căn bệnh này thì người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và rèn luyện một lối sống lành mạnh hơn.
Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin bị bệnh trĩ nên ăn gì đến các bạn cũng như giúp bạn giải đáp một số thắc mắc xoay quanh thói quen sinh hoạt đúng dành cho người bệnh trĩ nhé.
Mục Lục
Chế độ ăn tốt giúp gì cho người bệnh trĩ?
Đầu tiên, để biết được bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trước các nguyên nhân tại sao việc ăn uống sai cách lại gây ra bệnh trĩ.
Có thể bạn chưa biết, chứng táo bón có quan hệ mật thiết với bệnh trĩ thế nào. Đây lại là căn bệnh được hình thành do thói quen ăn uống lệch lạc của nhiều người.
Theo các thống kê từ phía người bệnh, táo bón là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ. Nếu còn thắc mắc về thông tin này, các bạn có thể tham khảo các minh chứng sau đây.
Táo bón là hiện trạng phân khô, cứng, muốn đi mà không đi được, phải rặn mạnh phân mới ra. Các biểu hiện thường gặp là 3 ngày mới đi ngoài một lần (hoặc có thể lâu hơn), đau bụng, đau đầu và rất khó khăn mỗi lần đi ngoài.
Do các biểu hiện trên mà người bệnh phải rặn mạnh, ngồi lâu trong nhà vệ sinh, phân chứa lâu trong ruột già làm tăng áp lực ổ bụng và khung xương chậu, làm các tĩnh mạch ở hậu môn giãn ra và phình lên, gây ra bệnh trĩ.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hằng ngày lại là nguyên nhân gây ra chứng bệnh táo bón này.
Chế độ ăn thiếu chất xơ, nhiều đạm, uống ít nước (làm phân cứng và khó thải ra ngoài), người ngồi nhiều hay đứng lâu, ít vận động có khả năng cao mắc bệnh táo bón.
Ngoài ra, việc ăn nhiều thức ăn cay, nóng, nhiều gia vị, ăn mặn làm giữ nước, khiến phân khô hơn, làm tình trạng táo bón nặng hơn.
Như vậy, có thể thấy rằng, chế độ ăn uống không hợp lý có thể gián tiếp gây nên bệnh trĩ. Từ đó, người bệnh có thể điều chỉnh chế độ ăn uống của mình để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ được tốt hơn.
Người bệnh trĩ nên ăn gì?
Bây giờ, chắc hẳn các bạn đã biết được mối liên hệ giữa việc ăn uống hằng ngày và việc điều trị bệnh trĩ rồi đúng không? Vậy bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì?
Các bạn có thể điều chỉnh việc ăn uống của mình theo một chế độ mới như những lời khuyên ăn gì trị bệnh trĩ sau đây để nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này nhé.
Người bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì?
Vậy bệnh trĩ nên ăn gì đây? Xếp đầu tiên trong số các thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ đó là các loại hoa quả, đặc biệt là hoa quả chứa nhiều chất xơ.
Chất xơ tham gia vào việc giữ nước trong ruột rất tốt nên giúp phân mềm và dễ đi ra ngoài hơn.
Các loại hoa quả giàu chất xơ nên có trong danh sách các thức ăn cho người bệnh trĩ là:
Đu đủ chín
Đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, nhiều vitamin tốt cho cơ thể như vitamin A, B, C, E, giàu khoáng chất như kẽm, magie, canxi, sắt,…
Trong Đông y, đu đủ chín có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, nhuận tràng, tiêu thũng. Do đó, dùng đu đủ chín mỗi ngày làm thức ăn trị bệnh trĩ sẽ mang lại các kết quả đáng ngạc nhiên cho bạn.
Cách dùng đu đủ chín trị trĩ như sau:
Cách 1: ăn trực tiếp. Lưu ý là chỉ nên chọn các quả đu đủ đã chín vàng để ăn.
Cách 2: làm sinh tố đu đủ chín với quả hồng xiêm và dâu tây, theo tỉ lệ 1:1:1.
Cách 3: nấu canh đu đủ với trực tràng heo. Món ăn này có tác dụng nhuận tràng rất tốt, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh táo bón.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, trong 100g đu đủ chín có chứa tới 44 – 45 Kcal (tương đương với 12,8% đường). Vì vậy, người có chỉ số đường huyết cao không nên ăn đu đủ chín hằng ngày.
Hơn nữa, nếu ăn liên tục 100g đu đủ chín mỗi ngày trong nhiều tháng thì có thể bị vàng da lòng bàn tay, bàn chân do các loại carotenoid trong đu đủ đào thải chậm.
Thế nhưng người bệnh không cần phải quá lo ngại vì hiện tượng này sẽ biến mất nếu ngừng ăn đu đủ vài tháng.
Chuối già
Chất xơ trong quả chuối chín có tác dụng hỗ trợ phát triển lợi khuẩn trong đường ruột.
Khi vào cơ thể, các chất tinh bột phản tính và pectin trong chuối di chuyển xuống đến đại tràng, được các lợi khuẩn lên men trong quá trình hình thành butyrate – một loại axit béo chuỗi ngắn có tác dụng tăng cường sức khỏe đường ruột.
Do đó, người bệnh có thể ăn chuối chín mỗi ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Đồng thời, bị bệnh trĩ nên ăn những gì mềm như chuối già để làm mềm phân, giảm nguy cơ táo bón.
Chuối là một loại trái cây lành mạnh và được dùng nhiều trong các bữa tráng miệng hằng ngày.
Tuy nhiên, bệnh nhân bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều chuối chín trong một ngày. Hàm lượng đường trong chuối không cao nhưng vẫn có nguy cơ làm tăng đường huyết ở các bệnh nhân tiểu đường.
Quả cam
Cam là loại trái cây dồi dào vitamin C và chất xơ, rất tốt cho cơ thể người bệnh trĩ.
Vitamin C trong mỗi quả cam còn giúp tăng sức đề kháng để bạn chống chọi với bệnh trĩ.
Hơn nữa, quả cam nằm trong top đầu của các loại trái cây giàu chất xơ, là “khắc tinh” cho chứng táo bón của người bệnh trĩ.
Quả lê
Lê là loại quả chứa nhiều chất xơ, giàu vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là mùi vị của quả lê rất dễ ăn nên được nhiều người ưa chuộng.
Trong quả lê còn chứa các vitamin B2, B3, B6, C và K, giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm cho người bệnh trĩ.
Các nhà khoa học khuyên bạn nên dùng 1 quả lê mỗi ngày để gia tăng sức khỏe tim mạch và tạo lớp màng bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ gây ung thư và ngăn ngừa loãng xương.
Quả hồng
Quả hồng chín chứa lượng chất xơ cao gấp 2 lần các loại trái cây khác nên hỗ trợ rất tốt trong điều trị táo bón.
Ngoài ra, trong quả hồng còn giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, vitamin A,… giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ làm lành nhanh các vết thương ở hậu môn.
Tuy nhiên, người bệnh cần ghi lại các lưu ý sau đây khi ăn quả hồng thường xuyên:
- Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều hồng vì hàm lượng đường glucose trong loại quả này khá cao.
- Người bị táo bón liên tục cũng không nên ăn hồng thường xuyên vì trong loại quả này chứa tannic acid khi kết hợp với calcium, kẽm, magie,… tạo ra hợp chất cơ thể không tiêu hóa được, gây lắng đọng, khó đi ngoài.
- Không ăn vỏ quả hồng vì chất tannic acid này chứa nhiều ở vỏ và có thể gây sỏi dạ dày nếu ăn thường xuyên.
- Không ăn hồng lúc đói, không ăn cùng càng cua, thịt ngỗng, không dùng cùng rượu vì có thể hình thành chất độc gây tắc ruột.
Ngoài những lưu ý trên thì quả hồng vẫn rất tốt cho cơ thể. Do đó, những người bệnh trĩ không gặp các vấn đề như trên thì vẫn có thể dùng loại quả này như một cách hỗ trợ điều trị bệnh.
Trái việt quất
Quả việt quất giàu các chất chống oxy hóa, cùng với các vitamin và chất xơ, giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị các vết viêm, nhiễm hiệu quả.
Tuy nhiên, ăn nhiều việt quất không tốt cho các bệnh nhân tiểu đường, người đang điều trị loãng máu, hoặc người chuẩn bị vào phòng phẫu thuật do tác dụng làm loãng máu của loại quả này.
Trái bơ
Trong 100g bơ có chứa khoảng 7g chất xơ, chiếm khoảng 27% lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày.
Do đó, đây là loại thực phẩm cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, giảm thiểu tình trạng táo bón.
Ngoài ra, quả bơ từ lâu còn là nguyên liệu chuyên dùng trong làm đẹp da và dưỡng tóc.
Trái thanh long
Theo Life Hack, trang web quốc tế chia sẻ các kinh nghiệm bổ ích trong cuộc sống, thì trung bình một quả thanh long có chứa 60mg natri, 8g đường, 2g chất béo không bão hòa và 2g protein.
Thanh long còn giàu vitamin C, vitamin B1, B2 và B3, cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể khác như sắt, canxi, photpho,…
Do đó, người bệnh có thể ăn thanh long thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống chọi bệnh tật của cơ thể.
Trong thanh long còn chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp hỗ trợ cho các chứng bệnh đường tiêu hóa như táo bón.
Thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ
Không chỉ có các loại trái cây trên mới tốt cho người bệnh trĩ, mà còn có nhiều loại thực phẩm bổ ích không kém mà người bệnh trĩ cũng nên biết như sau:
Dùng thực phẩm giàu chất sắt
Người bị trĩ thường xuyên có biểu hiện chảy máu ở hậu môn. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng có thể chảy máu ồ ạt không kiểm soát.
Do đó, việc bổ sung các chất sắt giúp tái tạo hồng cầu, bổ máu cho người bệnh trĩ là vô cùng cần thiết.
Các thực phẩm giàu chất sắt tiêu biểu như nho khô, mơ khô, các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt điều, các loại rau như rau bó xôi, rau cần, bông cải xanh, rau dền, mộc nhĩ đen, mè đen, cùng các loại gan gà, thịt cua, cá ngừ,…
Dùng thực phẩm giúp nhuận tràng
Các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng có thể kể ra như sau: các loại rau như rau mồng tơi, rau diếp cá, rau khoai lang, rau đay, các loại củ như khoai lang, củ cải trắng, củ cải đỏ, bí đỏ, khoai sọ, khoai tây,…
Bổ sung các thực phẩm này vào bữa ăn hằng ngày giúp giảm thiểu tình trạng táo bón, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn, giảm các cơn đau do đi ngoài khó khăn cho người bệnh.
Dùng thực phẩm giàu chất xơ
Bạn có thể tham khảo thông tin sau đây về 10 loại thực phẩm giàu chất xơ, bổ dưỡng nên ăn hằng ngày:
- Đậu đen (16gr chất xơ/100gr thực phẩm)
- Mâm xôi (7gr chất xơ/100gr thực phẩm)
- Hạt chia (34gr chất xơ/100gr thực phẩm)
- Bông cải xanh (2,6gr chất xơ/100gr thực phẩm)
- Khoai lang (3gr chất xơ/100gr thực phẩm)
- Táo (2,4gr chất xơ/100gr thực phẩm)
- Bơ (7gr chất xơ/100gr thực phẩm)
- Hạt quinoa (hay còn gọi là hạt diêm mạch) (2,8gr chất xơ/100gr thực phẩm)
- Dâu tằm (5gr chất xơ/100gr thực phẩm)
- Ngũ cốc nguyên cám (7gr chất xơ/100gr thực phẩm)
Dùng thực phẩm giàu magie
Danh sách các thực phẩm giàu Magie mà bạn nên biết:
- Gạo, lúa mì, yến mạch.
- Các loại thảo mộc khô như rau mùi, bạc hà, hẹ, lá basil,…khô
- Hạt bí ngô, bí đao, dưa hấu.
- Ca cao và socola đen
- Hạt lanh, hạt vừng và bơ mè.
- Hạt hướng dương.
- Hạt điều, hạt hạnh nhân.
Magie là một trong những khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nó có tác dụng giúp hệ thống miễn dịch được khỏe mạnh và tham gia vào ít nhất 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể chúng ta.
Vì vậy, bổ sung Magie mỗi ngày là việc là cần thiết, giúp cải thiện sức khỏe người bệnh.
Một số loại dầu tốt cho người bệnh trĩ
Người bệnh trĩ nên ăn gì ngoài các thực phẩm trên. Các bạn có thể dùng dầu oliu và dầu lanh để thay thế dầu ăn thông thường, giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Dùng giấm táo trộn với các loại rau thành món salad cũng là món ăn giúp hỗ trợ cho hệ tiêu hóa người bệnh trĩ.
Ngoài ra, dầu cá giàu omega 3 và các chất thiết yếu khác cho cơ thể cũng nên được bổ sung vào khẩu phần ăn hoặc dùng viên uống mỗi ngày.
Một số thực thảo dược người bệnh trĩ nên ăn
Một số loại thảo dược có thể bổ sung vào cơ thể bằng đường ăn, sắc lấy nước uống như:
- Rau diếp cá, đương quy (có thể dùng để ăn)
- Lá huyết dụ tươi, lá cây sống đời, lá cây cỏ mực (kết hợp lại, sắc lấy nước uống)
- Mấu củ sen khô, cỏ mực (sắc lấy nước uống)
- Lá ngải cứu, lá sen, lá trắc bá, lá cây cỏ mực tươi (sắc uống).
Lưu ý khi sử dụng: người bệnh phải rửa thật sạch các loại thảo dược này bằng nước muối để sát khuẩn. Nếu có thể nên tự thu hoạch hoặc chỉ mua ở những nơi có nguồn gốc rõ ràng để tránh ngộ độc thảo dược “dởm”.
Món ăn tốt cho người bệnh trĩ
Với các loại thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ và làm giảm tình trạng táo bón trên, các bạn có thể biến tấu với vô vàn các cách nấu khác nhau để có được một món ăn vừa bổ dưỡng, vừa tốt cho bệnh trĩ.
Nếu còn thắc mắc bệnh trĩ nên ăn gì, mời bạn tham khảo các món ăn sau đây cho bữa ăn hằng ngày nhé.
Hoa hoè nhồi đại tràng heo
Chuẩn bị các nguyên liệu:
Hoa hòe (20g)
Đại tràng heo (1 cái)
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Đem đại tràng heo (lợn) và hoa hòa đi rửa sạch, để cho ráo nước.
Bước 2: Cho khoảng 20g hoa hè nhồi vào đại tràng (bạn nên nhét chặt sau đó dùng dây buộc hai đầu lại để hoa hòe không bị rớt ra trong quá trình chế biến).
Mang đại tràng đã nhồi luộc chín. Trong quá trình luộc có thể nêm thêm gia vị cho vừa ăn.
Bạn có thể ăn chung với cơm và các món ăn khác trong bữa ăn tùy vào sở thích.
Mộc nhĩ đen nấu táo đỏ
Chuẩn bị các nguyên liệu:
Mộc nhĩ (15g)
Táo đỏ (20 quả).
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn ngâm mộc nhĩ bằng nước ấm cho nở ra. Sau đó tráng sơ qua nước lạnh để làm sạch rồi cắt mộc nhĩ thành từng sợi nhỏ.
Táo đỏ cũng đem đi rửa sạch.
Bước 2: Cho cả táo và mộc nhĩ vào nồi nấu, cho thêm một lượng nước vừa đủ dùng.
Sau đó, bạn đun với lửa vừa phải cho đến khi thấy nguyên liệu đã chín và có thể ăn được.
Chè nhân sâm hạt sen
Chuẩn bị các nguyên liệu:
Nhân sâm: 15g
(Có nhiều loại nhân sâm trên thị trường hiện nay, bạn có thể mua của Việt Nam hoặc Hàn Quốc)
Nhãn lồng: 60g
Hạt sen: 20gr
Táo đỏ: 5 trái
Đường phèn hoặc đường trắng (các bạn nên sử dụng đường phèn vì nó có sự thanh mát, ngọt dịu nhẹ).
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Nhân sâm đem rửa thật sạch để loại hết bụi bẩn và đất cát.
Hạt sen lột vỏ, bỏ màng và tâm để không bị đắng khi ăn.
Nhãn lồng bỏ hạt ở trong. Còn táo đỏ đem đi rửa sạch.
Bước 2: Thái nhân sâm thành từng lát nhỏ, sao cho thật mỏng.
Bước 3: Nấu hạt sen trong nước với độ lửa nhỏ vừa. Chờ khoảng 15 phút cho hạt chín nhừ và bông đều. Sau đó vớt ra.
Cho hạt sen đã chín, nhân sâm, đường phèn vào một chén (bát), trộn đều và chờ trong khoảng 10 phút để hỗn hợp thấm.
Bước 4: Cho hỗn hợp vào nước khi nãy nấu hạt sen cùng với táo tàu, đun cho đến khi các nguyên liệu chín đều là có thể múc ra và thưởng thức.
Với món ăn này, ăn gì để trị bệnh trĩ không còn là nỗi lo của nhiều người nữa.
Gốc rau dền nấu đại tràng heo
Chuẩn bị các nguyên liệu:
Gốc rau dền 100gr, cắt khúc
Đại tràng heo 150gr.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Đại tràng (lợn): rửa sạch, để cho ráo nước.
Đem rửa sạch gốc rau dền đã được cắt.
Bước 2: Bạn cho gốc rau dền và đại tràng heo vào nồi, nấu trong khoảng 2 giờ với lượng nước vừa phải.
Sau đó, gắp gốc rau dền ra, cho thêm một lượng muối sao cho vừa ăn rồi ăn xác rau, kèm với uống nước.
Cà tím hấp
Thêm một món ăn nữa vào thực đơn cho người bệnh trĩ: món cà tím hấp.
Chuẩn bị các nguyên liệu: Quả cà tím 100gr, dầu ăn, cùng các gia vị khác.
Các nước thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn rửa sạch cà tím và cắt phần cuống đi.
Cắt cà tím thành 2-3 khúc sau đó thái thành các miếng dài.
Bước 2: Chuẩn bị một nồi hấp.
Cho vào 2-3 cốc nước rồi đun sôi. Khi nước bắt đầu sôi, cho cà tím vào rổ để hấp cách thủy.
Đun lửa lớn trong vòng 5 phút cho cà tím mềm. Sau đó lấy ra, để nguội và dùng.
Quả hồng nấu nấm mèo
Thức ăn trị bệnh trĩ không thể thiếu đi quả hồng. Các bạn có thể chế biến quả hồng khô thành món ăn sau đây.
Chuẩn bị các nguyên liệu:
Nấm mèo 10gr
Quả hồng khô 30gr.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn mang nấm mèo đen và quả hồng rửa sạch để loại bỏ các tạp chất.
Bước 2: Mang nấm mèo và quả hồng đã rửa cho vào nồi nước, để lửa nhỏ và nấu cho đến khi cạn còn khoảng 1 chén thì được.
Vậy là bạn đã có một chén nước nấm mèo và hồng khô để uống hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Củ sen khương tàm
Chuẩn bị các nguyên liệu:
Củ sen 500gr
Khương tằm 7 con
Đường thẻ 100gam.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Củ sen và Khương tàm. Đem sắc củ sen thành miếng.
Bước 2: Cho củ sen và khương tàm vào nồi, thêm nước để nấu, sau đó cho đường thẻ vào nấu chín.
Thế là bạn đã có một nồi Củ sen Khương tàm bổ dưỡng, thanh mát.
Nước rau kim châm
Chuẩn bị các nguyên liệu:
Rau kim châm 100gr
Đường thẻ 100gr.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Rau kim châm đem đi rửa sạch và để ráo.
Bước 2: Đổ nước vừa đủ và cho rau kim châm vào nồi.
Sau đó dùng lửa lớn để nấu, sau cùng mới cho đường thẻ vào.
Bạn có thể nêm lượng đường sao cho vừa miệng, không quá ngọt. Và khi chín bạn đã có cho mình và gia đình một món ăn đơn giản và có lợi cho sức khỏe của người bệnh trĩ.
Táo đỏ nấu đường thẻ
Chuẩn bị các nguyên liệu:
Táo đỏ 250gr
Đường thẻ 60gr.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Táo đỏ rửa sạch, bỏ hạt, để ráo nước
Bước 2: Cho táo đỏ vào nồi, để lửa vừa và sao vàng.
Sau đó cho thêm nước và cho đường thẻ vào, nấu thêm khoảng 10 phút tắt bếp.
Món táo đỏ nấu đường thẻ có thể dùng trong ngày, đặc biệt giúp thanh lọc cơ thể vào những ngày hè.
Canh lá mía bò
Ăn gì khi bị trĩ? Bạn đừng lo bởi đã có công thức nấu món canh lá mía bò rất tốt cho người bệnh trĩ đây rồi.
Chuẩn bị các nguyên liệu:
Lá mía bò 250gr
Hoa hòe 15gr.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Lá mía bò và hoa hòe đem đi rửa sạch, để cho ráo nước.
Bước 2: Thêm nước vào nồi để nấu.
Cho lá mía bò, hoa hòe vào chung, sau đó nêm nếm gia vị cho thích hợp.
Sau khi canh chín thì bỏ ra chén và dùng ngay sẽ thơm, ngon hơn.
Canh thịt heo nấu hoa hoè
Chuẩn bị các nguyên liệu:
Hoa hòe 30gr
Thịt heo 100gr.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Thịt heo rửa sạch, thái lát. Hoa hòe cũng rửa sạch rồi để ráo nước.
Bước 2: Cho thịt heo vào nồi để nấu với lượng nước vừa đủ, sau đó mới cho hoa hòe vào.
Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau cùng, khi canh chín, múc ra tô và thưởng thức với cơm trắng trong mỗi bữa cơm gia đình.
Sau cùng, đừng mãi thắc mắc bị trĩ nội nên ăn gì, bị trĩ ngoại nên ăn gì vì các món ăn trên đều hỗ trợ tốt cho người bệnh trĩ nói chung.
Uống nhiều nước
Ai cũng biết ăn gì tốt cho bệnh trĩ rồi. Nhưng ít ai biết rằng, nước chúng ta uống hằng ngày cũng rất tốt cho người bệnh trĩ.
Nước đóng vai trò là dung môi, hòa tan các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Hết 70% cơ thể con người là nước. Do đó, việc uống nhiều nước là vô cùng cần thiết.
Mỗi ngày, bạn nên uống từ 2 – 2,5 lít nước, có thể bổ sung nước bằng các loại hoa quả ép hoặc các món canh, súp.
Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể giúp phân mềm hơn, dễ đi ra ngoài hơn, ngăn ngừa bệnh táo bón vốn là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Người bệnh trĩ kiêng ăn gì?
Sau khi đã trang bị cho mình những kiến thức về bệnh trĩ nên ăn gì, người bệnh cũng cần tìm hiểu bệnh trĩ không nên ăn gì.
Để hỗ trợ điều trị bệnh được tốt nhất, người bệnh cần nắm rõ bệnh trĩ cần kiêng những gì. Một số loại thực phẩm không tốt cho người bị trĩ như sau:
Đồ ngọt
Bệnh trĩ kiêng ăn gì? Đầu tiên là bánh, kẹo ngọt hay đồ uống có gas.
Chúng chứa hàm lượng đường cao, làm tăng áp lực lên thành mạch ruột, làm chứng táo bón ngày càng nặng hơn, tăng phản ứng ngứa hậu môn.
Thức ăn cay nóng
Bệnh trĩ kiêng ăn những gì cay, nóng, chứa nhiều gia vị nồng như tỏi, ớt, tiêu,… có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, khiến các vấn đề về đường tiêu hóa ngày càng nghiêm trọng hơn.
Khi ở giai đoạn nặng, người bị trĩ cần kiêng gì cay, nóng, nếu vẫn tiếp tục ăn thì hậu môn sẽ phải chịu nhiều tổn thương, nóng rát hơn.
Muối, các thực phẩm hoặc đồ uống có chất kích thích
Ăn gì trị bệnh trĩ cũng nên lưu ý là đừng nêm nếm mặn quá. Ăn mặn khiến lượng muối trong cơ thể tăng cao, làm giữ nước lại ở các tế bào, khiến các mạch máu và tế bào căng ra, làm bệnh trĩ càng nặng hơn.
Các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê,… cũng không được khuyên dùng cho người bệnh trĩ.
Thay đổi thói quen sinh hoạt tốt cho bệnh trĩ
Ngoài việc biết được bệnh trĩ kiêng gì để thay đổi chế độ ăn uống ra, người bệnh cũng cần phải rèn luyện các thói quen sinh hoạt tốt để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ thành công.
Các thói quen này hoàn toàn không quá khó, có thể dễ dàng thực hiện và duy trì mỗi ngày.
Các bạn có thể rèn luyện các thói quen lành mạnh sau:
Tập thói quen đi vệ sinh đều đặn, đúng giờ
Thói quen đi vệ sinh mỗi ngày cũng có vai trò quan trọng không kém các lời khuyên bị trĩ nên ăn gì, bị trĩ cần kiêng gì.
Bạn nên tập cho mình thói quen đi vệ sinh mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng. Điều này giúp bạn tập luyện phản xạ có điều kiện cho hệ hậu môn, trực tràng, đồng thời không gây rối loạn nhu động ruột.
Cần dừng ngay thói quen dùng điện thoại hay đọc sách, báo mỗi khi đi vệ sinh. Các việc làm này khiến bạn ngồi lâu hơn trong nhà vệ sinh, tạo áp lực lớn lên vùng khung xương chậu và các tĩnh mạch hậu môn, làm bệnh trĩ nghiêm trọng hơn nữa.
Luôn tập thể dục
Từ lâu, khoa học đã chứng minh rằng việc luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày giúp tăng sức đề kháng, tăng khả năng hồi phục của cơ thể.
Đừng chỉ mãi hỏi xung quanh về bệnh trĩ nên ăn gì, bạn cũng nên chú ý nhiều hơn đến việc vận động, rèn luyện thể chất mỗi ngày.
Những người bệnh trĩ tuy không thể tập luyện mạnh được nhưng nên đi bộ, tập yoga,… giúp tăng nhu động ruột, khiến việc đi ngoài được thuận tiện hơn.
Những người do đặc thù công việc phải ngồi cả ngày như dân văn phòng thì có thể tranh thủ tập các bài tập nhẹ nhàng tại chỗ, hoặc đi đứng, qua lại tại nơi làm việc để tăng cường lưu thông máu, đỡ được các áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.
Một số câu hỏi thường gặp
Bệnh trĩ gây ra nhiều đau đớn, muộn phiền cho người bệnh. Xoay quanh vấn đề bị trĩ này, nhiều câu hỏi, thắc mắc được đặt ra.
Các câu hỏi thường liên quan đến vấn đề thực phẩm cho người bệnh trĩ, bệnh trĩ nên ăn gì, hay cụ thể hơn là bệnh trĩ nội nên ăn gì, và những người bệnh trĩ ngoại nên ăn gì.
Vì ăn uống là nhu cầu thiết yếu, diễn ra hằng ngày với tất cả mọi người nên người bệnh trĩ cũng không tránh khỏi lo lắng.
Người đi ngoài ra máu nên ăn gì
Đi ngoài ra máu không chỉ là dấu hiệu của bệnh trĩ. Đây còn là biểu hiện của không ít các bệnh hậu môn, trực tràng khác như nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại tràng, polyp hậu môn hay nặng nề hơn là ung thư hậu môn.
Do đó, khi thấy xuất hiện máu trên giấy lau khi đi vệ sinh, hoặc máu bắn thành tia, chảy ồ ạt thì nên đi khám bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân gây nên hiện tượng này.
Trong trường hợp người bệnh đi ngoài ra máu do bị trĩ thì cần phải chọn lựa các thực phẩm trị bệnh trĩ, thực phẩm tốt cho người bị táo bón như đã trình bày ở trên.
Đặc biệt, nên bổ sung vào khẩu phần ăn các thực phẩm giàu chất sắt như các loại rau bó xôi, rau cần, rau dền, bông cải xanh, cùng các loại gan gà, cua hấp, cá ngừ,…
Người bệnh cũng cần biết bị trĩ nên kiêng ăn gì để tránh bệnh nặng thêm gây chảy máu nhiều hơn.
Bệnh nhân bị trĩ cần lưu ý bổ sung chất sắt hằng ngày vì nguy cơ thiếu máu cao do chảy máu liên tục, có thể dẫn đến choáng váng, ngất xỉu.
Sau khi cắt trĩ nên ăn gì
Người bệnh trĩ ở giai đoạn nặng (cấp độ 3, 4) có thể nhận được chỉ định phẫu thuật cắt trĩ từ các bác sĩ.
Sau khi cắt trĩ xong, bệnh nhân cần có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe trước khi tiếp tục công việc.
Đặc biệt, người nhà nên tham khảo các thực phẩm tốt cho người vừa mới cắt trĩ sau đây:
- Ngày thứ nhất sau khi cắt trĩ: cháo và đồ ăn mềm là những thức ăn tốt cho người bệnh trĩ lúc này. Nên uống nhiều nước để bổ sung lượng nước thiếu hụt sau khi phẫu thuật. Không nên ăn thức ăn cay, nóng, không uống đồ uống có chất kích thích và không nên ăn nhiều chất đạm vì có thể gây chướng bụng, khó đi ngoài.
- Ngày thứ hai đến này thứ năm: vết thương đã có dấu hiệu se khít lại nên người bệnh có thể ăn uống bình thường được, có thể ăn cơm và các loại rau tốt cho người bệnh trĩ.
Đặc biệt, không nên ăn các thực phẩm kiêng kị với người có vết thương hở như rau muống, trứng, cá chép, thịt bò,…
- Ngày thứ năm sau khi mổ: lúc này, vết thương đã hồi phục hơn nên người bệnh đã có thể ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên, vẫn nên tránh các thức ăn dễ gây táo bón, tránh rặn khi đi vệ sinh dễ khiến vết thương rách ra.
Các bạn có thể chế biến các món ăn với nghệ tươi hoặc giã nghệ rồi đắp vào vết thương vì nghệ có tác dụng làm lành vết thương rất tốt.
Bệnh trĩ có nên ăn rau muống không
Người bệnh trĩ ở giai đoạn đầu có thể ăn rau muống bình thường. Tuy nhiên, bệnh nhân sau phẫu thuật không nên ăn rau muống vì có thể làm vết thương lâu lành, để lại sẹo lồi.
Những lưu ý chung khi ăn rau muống hằng ngày:
- Thứ nhất, không nên ăn rau muống còn sống vì trong đó có chứa các ký sinh trùng gây đau bụng, tiêu chảy.
- Thứ hai, không nên kết hợp rau muống với các thực phẩm như sữa chua, pho mát, sữa bò vì dễ tạo chất kết tủa không phân giải được trong cơ thể.
- Thứ ba, những người có tiền sử bệnh sỏi thận, bệnh xương khớp, bệnh gout, bị các vết thương hở,… thì không nên ăn rau muống.
Bây giờ, chắc hẳn các bạn đã tự có câu trả lời cho những thắc mắc xoay quanh vấn đề bệnh trĩ nên ăn gì, trĩ có nên ăn rau muống không rồi.
Đây có thể là một kiến thức mới nữa trong quá trình tìm hiểu về bệnh trĩ nên kiêng ăn gì của bạn.
Phụ nữ mang thai bị trĩ có nên vận động nhiều không
Hiện nay, nguy cơ bà bầu mắc trĩ chiếm đến 90%, vì thai nhi tạo áp lực lớn lên khung xương chậu, làm giãn các tĩnh mạch nên dễ gây ra trĩ.
Ngoài ra, vì mang thai nặng nhọc, xảy ra các rối loạn nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ nên khó tránh khỏi tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, ít vận động của các chị em.
Đó là một trong số những lý do chính gây nên bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai.
Bệnh trĩ nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và trẻ sơ sinh.
Do đó, phụ nữ mang thai nên trị khỏi trĩ trước khi sinh để có được sức khỏe toàn diện, “mẹ tròn con vuông”.
Việc tập luyện thể dục thường xuyên vốn là chìa khóa vàng để có một sức khỏe tốt. Điều này cũng không ngoại lệ ở phụ nữ mang thai.
Các mẹ bầu bị trĩ nên luyện tập yoga, kegel hay các bài tập đi bộ, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để kích thích nhu động ruột, khiến máu lưu thông tốt xuống hậu môn, giảm được tình trạng táo bón.
Tuy nhiên, các chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được phương pháp luyện tập phù hợp với mình, tránh vận động mạnh, quá sức gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Mang thai bị trĩ có kiêng khem gì không? Bà bầu bị trĩ nên ăn gì?
Câu trả lời cho các chị em là: ngoài các thực phẩm tốt cho bà bầu ra, các chị em cũng nên bổ sung chất xơ, uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả tốt cho người bệnh trĩ để tránh táo bón.
Ngoài ra, người bệnh trĩ nên kiêng gì thì bà bầu cũng nên kiêng những thứ đó để tránh bệnh trĩ nặng thêm.
Bệnh trĩ có liên quan đến táo bón không? Người bệnh trĩ nên ăn gì để tránh táo bón
Như các phần trên đã trình bày, những biểu hiện của bệnh táo bón như rặn mạnh khi đi ngoài, phân khô, cứng gây khó khăn cho việc đại tiện,… là những nguyên nhân gây nên căn bệnh trĩ.
Căng thẳng kéo dài do táo bón hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh tạo thêm áp lực làm phình hơn các tĩnh mạch ở hậu môn, khiến bệnh trĩ ngày càng trầm trọng.
Người mắc bệnh trĩ nên thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống để tránh bị táo bón, ngăn ngừa trĩ tái phát.
Các chế độ ăn cho người bệnh trĩ để tránh táo bón như sau:
- Uống nhiều nước: cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp làm mềm phân, làm giảm ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa với phân khi di chuyển.
- Ăn nhiều chất xơ: chất xơ giúp giữ nước trong đường ruột, là trợ thủ đắc lực của việc làm mềm phân và tránh táo bón.
- Rau củ, quả, các thực phẩm có tính mát như củ sen, mướp đắng, cà tím, dưa chuột, thanh long, thịt vịt,… để làm giảm sưng búi trĩ và giảm đau đớn cho người bệnh.
- Bổ sung các loại dầu tốt cho cơ thể như dầu oliu, dầu hạt lanh hoặc uống dầu cá mỗi ngày. Giấm táo cũng là một loại thực phẩm tốt cho bệnh trĩ, giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn.
Kiên trì điều trị bệnh trĩ theo sự hướng dẫn của các bác sĩ và chuyên gia, cũng như nhận biết bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Bệnh trĩ là bệnh không gây đe dọa đến tính mạng như các bệnh nguy hiểm khác.
Tuy nhiên, chúng ta cần phát hiện và điều trị sớm để tránh bệnh nặng, gây nên các xáo trộn trong cuộc sống thường ngày của bệnh nhân.
Các bạn hoàn toàn có thể tự mình chăm sóc cho sức khỏe bản thân, hỗ trợ các bác sĩ trong điều trị bệnh trĩ tại nhà.
Ăn uống kiêng khem, dành thời gian cho việc luyện tập thể dục thể thao hằng ngày là một trong những cách hiệu quả mà bạn có thể thực hiện để tăng khả năng hồi phục của cơ thể.
Hãy ghi chép vào sổ tay của bạn các kiến thức về thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ ở bài viết trên của Tritriantoan.com để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và những người thân yêu nhé.
Chờ chút có thể bạn quan tâm: