Bệnh trĩ ngoại cũng như trĩ nội, đều mang lại sự đau đớn và cảm giác tự ti lớn cho “khổ chủ”. Cách điều trị bệnh trĩ ngoại không đơn giản, và sau chữa trị tỉ lệ tái phát khá cao.
Do đó, ngoài việc tìm hiểu cách chữa trĩ ngoại đơn giản tại nhà và các can thiệp ngoại khoa, bạn cũng cần nắm rõ thông tin về căn bệnh này, từ nguyên nhân đến triệu chứng, để biết cách áp dụng đúng phương pháp phù hợp.
Mục Lục
- 1 Bệnh trĩ ngoại là gì?
- 2 Trĩ ngoại độ 1:
- 3 Trĩ ngoại độ 2:
- 4 Trĩ ngoại độ 3:
- 5 Trĩ ngoại độ 4:
- 6 Nguyên nhân và triệu chứng bệnh trĩ ngoại:
- 7 Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Có lây không?
- 8 Bệnh trĩ ngoại nên ăn gì? Kiêng gì?
- 9 Cách chữa bệnh trĩ ngoại:
- 10 Các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ ngoại:
- 11 Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại:
- 12 Địa chỉ chữa bệnh trĩ ngoại:
- 13 Phẫu thuật trĩ ngoại:
- 14 Một số câu hỏi thường gặp:
Bệnh trĩ ngoại là gì?
Chúng tôi muốn bạn hiểu từ cơ bản đến chuyên sâu các vấn đề liên quan đến bệnh trĩ ngoại, hướng giải quyết và những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình điều trị. Do đó, trước hết bạn cần nắm cơ bản khái niệm bệnh trĩ ngoại.
Vậy bệnh trĩ ngoại là gì? Trĩ ngoại là một loại nằm trong bệnh trĩ, nhưng khác với trĩ nội (búi trĩ nằm trên đường lược), trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành ở dưới đường lược, luôn mọc ở rìa hậu môn, tức lòi ra ngoài thường trực, có thể sờ hoặc nhìn thấy được.
Búi trĩ ngoại xuất hiện do sự giãn, lỏng lẻo – dẫn đến sưng phồng của các đám rối tĩnh mạch nằm ở cấu trúc hậu môn. Trong búi trĩ ngoại có thể tồn tại cục máu đông và các thụ thể gây đau đớn, vì thế trị bệnh trĩ ngoại còn được gọi là trị trĩ ngoại tắc mạch (do máu đông gây ra).
Giới y khoa nhận định, trĩ – dù là trĩ nội hay trĩ ngoại – thì đều có nguyên nhân từ gen di truyền, tuổi tác, công việc, thói quen ăn uống/sinh hoạt và thường xảy ra ở những nhóm người làm một số việc cụ thể như: Giáo viên, tài xế, nhân viên văn phòng…
Các giai đoạn của bệnh trĩ ngoại thực tế không chia cấp độ như trĩ nội. Tuy nhiên, một số người vẫn nhầm lẫn và gọi tình trạng bệnh của mình bằng trĩ độ 1, độ 2, 3, 4… Điều này thực tế cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng thể. Vì khi áp dụng cách làm co búi trĩ ngoại, chúng ta cũng phải xác định bệnh đang ở mức nào.
Nếu bệnh nhẹ, có thể áp dụng cách chữa trĩ ngoại tại nhà như chữa bệnh trĩ ngoại bằng rau diếp cá, hoặc điều trị bệnh trĩ ngoại bằng đông y. Nếu bệnh nặng thường phải can thiệp phẫu thuật.
Trĩ ngoại độ 1:
Trĩ ngoại độ 1 là bệnh trĩ ngoại nhẹ nhất, chỉ mới bắt đầu hình thành búi trĩ, thuộc giai đoạn đầu. Đối với trĩ độ 1, búi trĩ còn rất nhỏ, chỉ bằng hạt đậu nhưng vẫn gây đau, ngứa rát do búi bị sưng phồng.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 có thể là dùng thuốc nam, thuốc Đông y hoặc một số loại thuốc bôi Tây y. Nếu bị bệnh trĩ ngoại độ 1, bệnh nhân có thể yên tâm chữa khỏi được.
Trĩ ngoại độ 2:
Bệnh trĩ ngoại độ 2 là thể nặng hơn của trĩ ngoại cấp độ 1. Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại độ 2 là hình dáng búi trĩ to hơn trước, gây lấn cấn, khó chịu cho người bệnh.
Đặc biệt khi bị trĩ ngoại độ 2, búi trĩ đã bắt đầu tiết ra dịch hôi, gây viêm nhiễm, ngứa rát, đau đớn, thậm chí đôi khi xuất huyết lúc đại tiện. Có thể trị trĩ ngoại tại nhà nếu bạn mới chuyển sang độ 2.
Trĩ ngoại độ 3:
Bệnh trĩ ngoai cấp độ 3 là giai đoạn tiếp theo của độ 2. Lúc trĩ ngoại độ 3, búi trĩ đã phát triển to rõ, có thể nhìn, sờ và cảm nhận dễ dàng. Khi bị bệnh trĩ ngoại độ cấp độ 3 tức là tình trạng của bạn tương đối nặng, vì đại tiện đã bắt đầu xuất hiện tia máu, hoặc chảy máu thành giọt do hiện tượng tắc mạch búi trĩ.
Trĩ ngoại độ 4:
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 4 là tình trạng nặng nhất. Mọi triệu chứng đau đớn, chảy máu, khó chịu lúc này là tột đỉnh – cao nhất trong các mức độ vừa đề cập. Nếu bị chẩn đoán đã mắc bệnh trĩ ngoại độ 4, bạn cần điều trị ngay, chớ để lâu có thể diễn tiến thành ung thư trực tràng.
Hơn nữa, trĩ ngoại độ 4 cũng gây khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, kể cả đi đứng, nằm ngồi. Do đó, điều trị sớm là điều bắt buộc.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh trĩ ngoại:
Nguyên nhân bệnh trĩ ngoại:
– Nguyên nhân bệnh trĩ ngoại bắt nguồn từ tư thế sai như: Đứng lâu, ngồi nhiều, hay mang vác nặng, lười vận động.
– Nguyên nhân do thói quen: Ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng dẫn đến táo bón lâu ngày. Rặn quá sức, ngồi quá lâu khi đại tiện.
– Các nguyên nhân khác: Phụ nữ mang thai và sau sinh, quan hệ bằng hậu môn, các bệnh lý tác động (hô hấp, tiêu hóa…), yếu tố tuổi tác, công việc…
Triệu chứng bệnh trĩ ngoại:
Triệu chứng được xem là dấu hiệu bị bệnh trĩ ngoại. Nhìn vào biểu hiện của bệnh trĩ ngoại có thể nhận biết bệnh đang ở mức độ nào. Sau đây là một số triệu chứng dấu hiệu bệnh trĩ ngoại điển hình:
– Đi đại tiện ra máu, thường là đỏ tươi.
– Hậu môn và vùng quanh hậu môn đau rát, ngứa ngáy âm ỉ, khó ngồi và sinh hoạt.
– Búi trĩ sa ra hậu môn, chảy dịch, viêm nhiễm.
Nhận biết sớm bệnh rất hữu ích, vì tác hại của bệnh trĩ ngoại là rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, cuộc sống.
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Có lây không?
Nhiều người lo lắng bị trĩ ngoại có nguy hiểm không, xin thưa là nguy hiểm. Tuy không thể gây tử vong, nhưng nếu để lâu trĩ có thể gây biến chứng, thậm chí dẫn đến ung thư.
Ngoài thắc mắc bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không, một số bệnh nhân khác cũng đặt thêm câu hỏi về việc bệnh trĩ ngoại có lây không? Trả lời luôn cho các bạn là bệnh trĩ ngoại không lây, nhưng khoa học chứng minh trĩ có thể di truyền. Do đó nếu trong nhà có người mắc bệnh, khả năng bạn bị trĩ cũng cao hơn bình thường.
Bệnh trĩ ngoại nên ăn gì? Kiêng gì?
Dùng thuốc đặc trị bệnh trĩ ngoại, tìm kiếm các bài thuốc nam điều trị bệnh trĩ ngoại là việc nhiều người thường làm khi bị chẩn đoán mắc bệnh. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng, chế độ dinh dưỡng tác động rất lớn đến quá trình điều trị, bởi trĩ ngoại có một phần nguyên nhân từ dinh dưỡng. Vậy mẹo chữa bệnh trĩ ngoại từ ăn uống là gì? Tham khảo nhé:
Bệnh trĩ ngoại nên ăn gì?
– Ăn thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau quả tươi: Rau mồng tươi, rau lang, đậu bắp, rau dền, cam, quýt, chuối…
– Uống nhiều nước, nhất là các loại nước lá mát, điển hình là lá diếp cá (một trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả).
Bệnh trĩ ngoại kiêng ăn gì?
– Kiêng đồ ăn cay nóng, quá mặn, quá ngọt, quá nhiều gia vị, thức ăn nhanh hoặc đã muối chua…
– Kiêng sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại:
Bị bệnh trĩ ngoại phải làm sao là câu hỏi thường trực đối với những người mới phát hiện bệnh. Tuy nhiên bạn đừng hoang mang, chỉ cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sỹ và tự trau dồi thêm kiến thức cơ bản là được.
Lời khuyên từ Tritriantoan.com khi bị trĩ ngoại: nên đi khám bác sỹ để nắm rõ về tình hình và cấp độ phát triển của bệnh trĩ. Trong trường hợp nhẹ có thể sử dụng các phương pháp uống tây kèm theo các loại thuốc đông y để hỗ trợ trị tận gốc. Đối với trường hợp bệnh nặng nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tiến hành các phương pháp cắt mổ trĩ khi cần thiết.
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ ngoại:
Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp dân gian cũng tương đồng với cách trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc nam, hoặc hiệu quả khá giống với khi bạn thực hiện các bài thuốc đông y chữa bệnh trĩ ngoại. Bao gồm:
– Chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá trầu không hơ nóng đắp lên búi trĩ.
– Chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá lộc vừng, vông nem sắc nước uống.
Chờ chút, có thể bạn quan tâm:
Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại:
Cách chữa bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu bằng thuốc thường sẽ ưu tiên các loại thuốc dạng gel, bôi để rửa, sát trùng búi trĩ. Các loại thuốc này có thể hỗ trợ co búi trĩ và chống bội nhiễm.
Nếu tình trạng nặng, người bệnh có thể được chỉ định uống thuốc cầm máu, giảm đau. Bạn có thể search thông tin thuốc chữa bệnh trĩ ngoại tốt nhất để tìm hiểu cụ thể hơn. Hiện thuốc chữa bệnh trĩ ngoại của nhật bản đang khá được tin dùng.
Chờ chút, có thể bạn quan tâm:
Địa chỉ chữa bệnh trĩ ngoại:
Nếu không thể áp dụng cách trị bệnh trĩ ngoại tại nhà để giảm chi phí điều trị bệnh trĩ ngoại, thì bạn bắt buộc phải đến cơ sở điều trị tránh trường hợp bệnh trở nặng.
Có rất nhiều địa chỉ chữa bệnh trĩ ngoại uy tín tại các thành phố lớn. Bạn có thể đến trung tâm của bác sỹ tư hoặc đến trực tiếp bệnh viện cho an toàn.
Phẫu thuật trĩ ngoại:
Khi không thể thực hiện cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà, uống thuốc cũng không hết, ngâm rửa cũng không tác dụng… có thể bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật. Đây là cách chữa bệnh trĩ đi ngoài ra máu giai đoạn nặng, hiệu quả nhanh nhưng dễ tái phát.
Bạn nên phẫu thuật trĩ ngoại tại các bệnh viện lớn để đảm bảo an toàn. Sau đó tiếp tục điều trị bệnh trĩ ngoại tại nhà.
Một số câu hỏi thường gặp:
Bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không?
Bệnh lý của trĩ ngoại hình thành do thói quen sống, gen di truyền, tuổi tác, dinh dưỡng… Do đó, thuốc điều trị bệnh trĩ ngoại chỉ giúp giảm cơn ngứa rát, kìm hãm bệnh diễn tiến, chứ không thể chữa khỏi 100%.
Vậy bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không, đáp án là không thể hết hoàn toàn, nếu bạn không thay đổi lối sống.
Cách chữa bệnh trĩ đi ngoài ra máu?
Cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả nhất đối với trường hợp bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi là: Kết hợp đồng thời nhiều phương pháp, bao gồm dùng thuốc Đông Tây y kết hợp, hoặc thậm chí là phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, sau đó về nhà áp dụng thêm các phương án chữa bệnh trĩ ngoại theo dân gian để phòng ngừa bệnh trĩ ngoại tái phát.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu?
Trĩ ngoại và cách điều trị giai đoạn đầu rất đơn giản. Như phần trên đã chia sẻ, bạn có thể chữa trĩ ngoại bằng rau diếp cá, hoặc vận dụng cách chữa bệnh trĩ ngoại nhẹ với lá trầu không, vông nem.
Một số hình ảnh bệnh trĩ ngoại:
Xem các hình ảnh bệnh trĩ ngoại dưới đây bạn sẽ dễ hình dung hơn về biểu hiện điển hình khi mắc bệnh trĩ ngoại (chúng tôi xin sử dụng những hình ảnh minh hoạ để bạn dễ nhìn và hình dung hơn, các hình ảnh thực tế có thể khiến nhiều người khó chịu).
Qua bài viết, Tritriantoan.com hy vọng bạn đọc sẽ có kiến thức về sự khác nhau giữa trĩ nội và trĩ ngoại, cách chữa bệnh trĩ ngoại mới bị và đã bị lâu…. Nếu còn thắc mắc về bệnh trĩ ngoại, cách chữa bệnh trĩ ngoại sau sinh hoặc chữa cho một đối tượng cụ thể nào đó… hãy để lại bình luận bên dưới bài viết.
Nên biết: