Có có lẽ không nỗi khổ nào tế nhị, khó nói mà đau đáu như nỗi khổ của người bệnh trĩ, đặc biệt nếu rơi vào tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài, thì mọi bất tiện và mệt mỏi còn tăng lên gấp bội. “Thập nhân cửu trĩ” – câu đúc kết của cổ nhân quả không sai – trĩ thực sự là căn bệnh phổ biến đến mức cứ 10 người, hẳn có đến 9 người mắc phải.
Chúng tôi thấu hiểu cảm giác khó chịu khi búi trĩ sưng đau và những mỏi mệt về mặt thể xác, tinh thần mà bệnh nhân vẫn hằng ngày đối mặt. Đó là lý do bài chia sẻ này ra đời, một mặt cung cấp cho người bệnh các thông tin cần thiết khi bị trĩ thể nặng, mặt khác giúp bệnh nhân nắm được một số cách điều trị hiệu quả hiện nay, để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.
Mục Lục
Bũi trĩ lòi ra ngoài khi nào và nguyên nhân do đâu?
Trĩ có nhiều biểu hiện, nhưng ở thể nặng thường là lòi búi trĩ ra ngoài. Vậy khi nào thì búi trĩ lòi ra, lý do vì sao? Phần 1 này chúng ta sẽ đi tìm đáp án.
Trước hết, bạn cần biết búi trĩ là gì? Búi trĩ là “hậu quả” của tình trạng phình dãn quá mức hệ thống tĩnh mạch tại khu vực hậu môn – trực tràng. Hiểu một cách đơn giản hơn, búi trĩ là các đám tĩnh mạch bị xung huyết.
Khi mới bị, búi trĩ còn nhỏ và chưa sa xuống, nhưng nếu không điều trị sớm, để lâu búi trĩ sẽ to ra, từ từ sa xuống hậu môn – dẫn đến tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài, bằng mắt thường có thể nhìn thấy được. Bệnh trĩ do đó còn được gọi là bệnh lòi dom.
Thông thường, búi trĩ chỉ bị lòi ra ngoài khi bệnh đã ở cấp độ nặng (cấp 2, 3, 4). Ở cấp 2, 3 búi trĩ có thể lòi ra ngoài khi đại tiện, ngồi xổm, làm việc nặng… nhưng sau đó tự thụt lại. Còn ở cấp 4, búi trĩ sẽ gần như thường xuyên nằm bên ngoài, có đẩy cũng sẽ lòi ra hậu môn, và đây là cấp độ cao nhất của bệnh với cảm giác đau đớn, ngứa rát thường trực.
Nguyên nhân dẫn đến sa búi trĩ là do sự căng phồng, xung huyết của các đám tĩnh mạch quanh hậu môn dưới một áp lực nào đó. Áp lực càng gia tăng, búi trĩ sẽ càng to, càng sa ra ngoài. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này bao gồm:
- Thói quen đi đại tiện quá lâu, ngồi rặn quá lâu.
- Bị táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính.
- Phụ nữ đang mang thai (áp lực từ thai nhi).
- Người thường quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
- Người béo phì, thừa cân, ăn uống không lành mạnh (ít chất xơ).
- Người càng lớn tuổi càng dễ mắc bệnh, hoặc đã bị trĩ thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, do cấu trúc mô nâng đỡ tĩnh mạch đã bị nhão và lỏng lẻo dần.
Sau đây là kiến thức chi tiết hơn về búi trĩ lòi ra ngoài đối với bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.
Búi trĩ nội lòi ra ngoài:
Trĩ nội hiểu đơn giản là búi trĩ xuất phát từ trên đường lược (đường hậu môn – trực tràng), được bao phủ xung quanh bởi lớp biểu mô chuyển tiếp và niêm mạc. Ban đầu, trĩ nội sẽ không gây đau đớn, khó cảm nhận được, người bệnh chỉ có thể phát hiện khi đi đại tiện ra máu đỏ tươi (do phân làm trầy xước bề mặt búi trĩ khi đi qua hậu môn, gây chảy máu).
Trĩ nội cấp độ 1 không sa ra ngoài, nhưng ở cấp 2, 3, 4 hoàn toàn có thể sẽ lòi ra khỏi hậu môn kèm theo một lượng nhỏ chất nhầy/phân. Vì thế, khi sa búi trĩ nội sẽ gây đau rát, ngứa ngáy rất khó chịu. Bạn có thể nhìn vào các hình ảnh sa búi trĩ để hình dung rõ hơn.
Búi trĩ ngoại lòi ra ngoài:
Búi trĩ lòi ra ngoài là biểu hiện chính của trĩ ngoại, bởi vì nó vốn nằm ngoài hậu môn ngay từ khi hình thành. Khi mới bị, người bệnh có thể ấn búi trĩ vào, nhưng càng để lâu thì càng khó đẩy vô, và dường như nó sẽ ở ngoài hậu môn thường xuyên dù cho bạn có tác động thế nào. Lúc này, bệnh cũng đã ở thể nặng và nghiêm trọng.
Về cơ bản, trĩ ngoại ngược với trĩ nội về hướng của búi trĩ, tức là búi trĩ ngoại sẽ xuất phát phía dưới đường lược, nằm dưới lớp da bao quanh hậu môn, được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy. Vì tính chất của nó, trĩ ngoại gây khó chịu và đau đớn hơn trĩ nội do dễ bị lở loét.
Người bệnh trĩ ngoại sẽ bị đau đớn đột ngột, nhất là khi các cục máu đông dần hình thành trong búi trĩ, sờ vào hoặc nhìn vào có thể cảm nhận được một khối nhô lên ngay hậu môn. Cách làm teo búi trĩ do đó luôn là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh trĩ ngoại.
Phải làm sao khi búi trĩ lòi ra ngoài?
Khi búi trĩ sưng đau và đã lòi ra ngoài, bệnh nhân nên thăm khám bác sỹ để được điều trị kịp thời, nhanh chóng hạn chế các triệu chứng khó chịu cũng như ngăn chặn biến chứng do trĩ gây ra. Sau đây là cách xử lý trong từng trường hợp:
Khi búi trĩ lòi ra ngoài nhưng vẫn co lên được:
Nếu búi trĩ vẫn còn co lên được, bạn đừng quá lo lắng vì bệnh còn nhẹ (ở cấp độ 2, 3), việc điều trị còn dễ dàng. Thường các bác sỹ sẽ chỉ định thuốc đặt, thuốc uống và thuốc bôi để kháng viêm, ngăn ngừa phù nề kích ứng, giảm đau khi búi trĩ lòi ra. Người bệnh cũng nên duy trì chế độ dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt phù hợp để bệnh tiến triển tích cực hơn.
Khi búi trĩ lòi ra ngoài và không co lên được:
Trường hợp búi trĩ lòi ra ngoài, đẩy cũng không lên được, có thể bạn đang ở cấp độ 4 của bệnh. Lúc này biện pháp can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật) sẽ được khuyên thực hiện. Sau khi đã cắt búi trĩ, bạn cũng phải chú ý đến lối sống và chế độ ăn uống, tập luyện.
Cách dùng thuốc khi búi trĩ lòi ra ngoài (Tây y và Đông y):
Dù là Đông y hay Tây y, người bệnh có thể sẽ được bác sỹ kê các đơn thuốc đường uống, thuốc đặt hậu môn (viên đạn), thuốc ngâm, thuốc mỡ bôi thoa… Chỉ khác là tính chất của mỗi loại thuốc không giống nhau. Thuốc Tây y sẽ có cấu trúc hóa học còn thuốc Đông y là điều chế từ các loại thảo dược thiên nhiên.
Tùy theo cơ địa, phải làm sao để giảm tình trạng búi trĩ lồi ra ngoài như thế nào và điều kiện tài chính, người bệnh có thể thực hiện các giải pháp phù hợp từ Đông – Tây y, hoặc kết hợp đồng thời cả 2 phương án.
Lời khuyên: Sử dụng thuốc Đông y tác dụng sẽ chậm hơn, tuy nhiên hiệu quả mang lại tốt hơn và hạn chế tái phát tốt hơn sử dụng thuốc Tây y.
Cách điều trị bằng phương pháp ngoại khoa:
Phương pháp ngoại khoa thường được thực hiện ở người bệnh trĩ cấp độ 4, dùng phương pháp nội khoa đã không còn hiệu quả. Có 2 loại như sau:
Các can thiệp thủ thuật:
– Thắt dây chun
– Tiêm (chích) xơ
– Quang đông hồng ngoại
– Đốt laser búi trĩ
Các can thiệp phẫu thuật:
– Phẫu thuật kinh điển
– Cắt trĩ bằng phương pháp Longo
– Phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ bằng phương pháp Longo
– Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ (dưới hướng dẫn của thiết bị siêu âm Doppler).
Ngoại khoa không phải là cách giảm sưng búi trĩ, mà là cách triệt tiêu luôn búi trĩ. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là gây đau đớn, tốn chi phí và dễ tái phát.
Cách vệ sinh phần búi trĩ lòi ra ngoài:
Búi trĩ lòi ra ngoài sẽ rất dễ nhiễm trùng, tổn thương. Vậy khi trĩ lồi ra ngoài thì phải làm sao? Bạn cần biết cách vệ sinh phù hợp để giữ cho búi trĩ không bị viêm nhiễm nặng hơn:
- Thường xuyên làm sạch hậu môn, búi trĩ, đặc biệt là sau khi đại tiện. Ngoài ra, mỗi ngày bạn cũng nên vệ sinh thêm khu vực này ít nhất 2 lần vào sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Không nên dùng giấy lau hậu môn, nếu dùng thì chọn loại giấy ướt, không mùi.
- Không nên vệ sinh hậu môn bằng xà phòng, chỉ rửa bằng nước sạch hơi ấm
- Thỉnh thoảng chườm khăn lạnh lên vùng búi trĩ sẽ giảm đau và giúp búi trĩ sạch hơn.
- Nên ngâm hậu môn 2 lần/ngày, với nước muối pha loãng âm ấm.
- Khi bị sa búi trĩ, nên thay quần lót 2 lần/ngày, chọn chất liệu vải mềm, thấm hút tốt.
Một số câu hỏi liên quan:
Sa búi trĩ là gì?
Bạn thắc mắc sa búi trĩ là gì? Rất đơn giản, đó là tình trạng búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn, khi đi đại diện xong bạn sờ sẽ thấy hậu môn có cục lồi lên, nhìn giống cục thịt màu hồng.
Chích xơ búi trĩ là gì?
Chích xơ búi trĩ là tiêm bằng kim dưới lớp niêm mạc búi trĩ. Thuốc chích là 1-2ml chất làm xơ (enol 5%, urea hydrochloride, quinine, natri tetradecyl sulfate hay polidocanol). Thường dùng cho trĩ nội độ 1, 2; không dùng cho trĩ ngoại.
Cách làm teo búi trĩ?
Cách làm teo búi trĩ là cách giúp búi trĩ lòi ra ngoài trở nên nhỏ lại, co lên. Có thể áp dụng cách dân gian như rau diếp cá, đu đủ xanh hoặc uống thuốc Tây…
Cách giảm sưng búi trĩ?
Cách giảm sưng búi trĩ là làm búi trĩ không còn sưng to, giảm đau đớn. Có thể giảm sưng bằng chườm lạnh, ngâm hậu môn trong thảo dược, đắp lá, uống thuốc Tây…
Thắt búi trĩ là gì?
Thắt búi trĩ là dùng vòng thắt bằng cao su đặt quanh búi trĩ, thắt chặt để búi trĩ bị thiếu máu cục bộ, xơ, teo rồi rụng đi. Cách này áp dụng ngoại khoa, chỉ định cho trĩ độ 2, 3 và không dùng với bệnh nhân trĩ ngoại.
Đa số các phương pháp, nhất là can thiệp ngoại khoa hoặc thắt búi trĩ, tiêm chích xơ búi trĩ… đều sẽ có tác dụng phụ. Tùy theo từng trường hợp, bác sỹ sẽ chỉ định và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng cá nhân người bệnh. Bạn không nên tự ý quyết định mình sẽ chọn phương pháp nào, nếu không có đủ kiến thức chuyên môn cần thiết.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu tổng quan về triệu chứng búi trĩ lòi ra ngoài và một số cách điều trị tương thích. Tritriantoan.com Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Hãy để lại bình luận nếu bạn cần được tư vấn hoặc muốn đóng góp ý kiến.
Chờ chút có thể bạn quan tâm: