Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ là các biểu hiện của bệnh trĩ ở giai đoạn đầu. Lúc này búi trĩ vẫn chưa tiến triển nên nhiều người bệnh xem thường và bỏ qua việc thăm khám, từ đó dẫn đến bệnh nặng hơn, gây khó khăn trong sinh hoạt và điều trị.
Mục Lục
Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ
Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh trĩ nhẹ còn chưa rõ ràng vì bệnh mới khởi phát, do đó, người bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh hậu môn trực tràng. Bệnh trĩ nhẹ hay còn gọi là bệnh trĩ giai đoạn đầu hoặc bệnh trĩ cấp độ 1 sẽ có những biểu hiện như:
- Đi ngoài ra máu, lượng máu ít nên nhiều người bệnh chủ quan
- Cảm giác vướng víu sau khi đi ngoài, cụ thể là có cảm giác hậu môn vẫn còn phân
- Ngứa hậu môn thường xuyên
- Khó chịu vùng hậu môn khi ngồi hoặc đứng quá lâu
Bệnh trĩ và phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ xuất phát từ đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn.
Ngoài ra, tuổi tác càng cao thì các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến xuất hiện bệnh trĩ ngoại.
Trĩ gồm có 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Cấp độ trĩ thì có 4 cấp độ:
- Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
- Trĩ độ 2: Lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
- Trĩ độ 3: Mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
- Trĩ độ 4: Búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
Nguyên nhân bệnh trĩ thường gặp
Một số nguyên nhân bệnh trĩ xuất hiện phổ biến nhất mà bạn đọc cần biết, nhìn chung chúng đều là những thói quen thường gặp:
- Ngồi quá lâu trên bồn cầu
- Ngồi nhiều, ít vận động
- Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
- Thừa cân, béo phì
- Mang thai
- Giao hợp qua đường hậu môn
- Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi
- Chế độ ăn uống nhiều gia vị, dầu mỡ, đồ cay nóng, ít chất xơ
- Do tuổi tác càng lớn, nguy cơ mắc bệnh trĩ càng cao
Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ
Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ được liệt kê dưới đây là những triệu chứng phổ biến, có thể gặp ở cả nam giới và đại đa số bệnh nhân trĩ. Cụ thể như:
- Cảm giác ngứa ngáy hậu môn do dịch nhầy tiết ra còn đọng ở bên ngoài
- Đau rát hậu môn sau khi đi đại tiện
- Táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên
- Vùng hậu môn bị sưng đỏ, khó chịu khi ngồi lâu hoặc đứng lâu
- Xuất hiện máu sau khi đi đại tiện
- Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, phờ phạc sau khi đi vệ sinh do mất máu
Tuy nhiên, nữ giới bệnh trĩ cần cẩn trọng vì hậu môn và âm đạo khá gần nhau, do đó, các loại vi khuẩn gây hại ở hậu môn có thể lây lan sang âm đạo, khiến nữ giới mắc các bệnh phụ khoa.
Cách khắc phục bệnh trĩ nhẹ
Bệnh trĩ nhẹ không gây biến chứng nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà. Một số cách giúp cải thiện bệnh trĩ nhẹ hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng:
Sử dụng các thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị và cải thiện bệnh trĩ cực kỳ hiệu quả. Điểm mạnh của các sản phẩm này chính là nguồn nguyên liệu thảo dược lành tính, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào nên rất được nhiều người mắc bệnh trĩ nhẹ lựa chọn.
Các loại thảo dược quen thuộc giúp hỗ trợ phòng ngừa các vấn đề do bệnh trĩ gây nên như rau diếp cá, hoa hòe, đương quy,….và được ứng dụng triệt để vào các thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngày nay.
Dùng thuốc Tây Y được kê toa từ bác sĩ
Việc dùng thuốc kê toa từ trước đến nay đã được phổ biến, đây cũng được xem là một trong những cách cải thiện tình trạng bệnh trĩ hiệu quả.
Một số loại thuốc Tây Y người bệnh có thể tham khảo như:
- Thuốc đặt hậu môn
- Thuốc làm mềm phân
- Thuốc chống ngứa hậu môn
- Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Vitamin P (Rutin) giúp làm bền thành mạch trĩ, hạn chế tình trạng sưng to khi búi trĩ bị tác động mạnh.
Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày
Việc thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp người bệnh phần nào phòng ngừa sự tiến triển không mong muốn của bệnh, đồng thời giúp cải thiện bệnh nhanh chóng hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh, sử dụng các thức ăn tươi và chế biến tại nhà, kiêng những thức ăn cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ.
- Chế độ dinh dưỡng cần phải được cung cấp đủ lượng chất xơ từ rau, củ quả. Uống nhiều nước (khoảng 2,5 lít/ngày), hạn chế thức ăn nhiều gia vị.
- Hạn chế tối đa bia rượu, thuốc lá và thực phẩm có chứa cafein. Các thực phẩm này có thể làm cho các tế bào và mạch máu căng ra khiến cho triệu chứng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nên luyện tập thể thao tối thiểu 30 phút/ ngày, tránh tình trạng ngồi nhiều, nên vận động nhẹ khi có thời gian rảnh.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh bởi hậu môn là vị trí tập trung của đa số các loại vi khuẩn theo đường phân. Hãy dùng nước để vệ sinh hậu môn, tránh dùng giấy khô gây nên cảm giác rát, đau đớn cho vùng nhạy cảm.
- Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn từ các bác sĩ khi dùng thuốc Tây Y hoặc dùng đúng hướng dẫn của các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ và cách khắc phục, được chia sẻ bởi Tritriantoan.com. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.