Chủ đề xuyên suốt: Dấu hiệu bệnh trĩ nhận biết nhanh và đơn giản
Để tìm đến được bài viết này, chắc hẳn bạn hoặc người thân cũng đang gặp vấn đề về bệnh trĩ hoặc có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Thật ra, không chỉ riêng bạn mà có rất nhiều người khác cũng đồng cảnh ngộ này. Bệnh trĩ không chừa một ai, cả nam và nữ, cả người giàu và người nghèo. Vì vậy, hi vọng các thông tin về dấu hiệu bị bệnh trĩ các cấp độ nặng nhẹ ở cả nam và nữ sẽ giúp ích cho mọi người hiểu hơn về căn bệnh này.
Bài viết này phân tích hầu như tất cả các thông tin về bệnh trĩ, hiểu rõ về căn bệnh của mình sẽ giúp bạn điều trị bệnh trĩ hiệu quả hơn. Nhớ đọc kĩ và chi tiết nhé, nếu có thắc mắc hoặc câu hỏi có thể vào phần Bình Luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp.
Mục Lục
- 1 Chủ đề xuyên suốt: Dấu hiệu bệnh trĩ nhận biết nhanh và đơn giản
Bệnh trĩ (Hemorrhoids) là gì?
Bệnh trĩ hay dân gian còn gọi là Bệnh lòi dom là một loại bệnh mãn tính do các tĩnh mạch tại khu vực trực tràng hay hậu môn bị giãn và xung huyết tạo thành một búi hay nhiều búi. Tuỳ vị trí tĩnh mạch ở trực tràng hay hậu môn mà đặt tên là “trĩ nội” hay “trĩ ngoại”.
Có thể hiểu đơn giản: khi đi vệ sinh chúng ta làm gia tăng áp lực bằng những hoạt động như rặn, kèm việc ứ máu liên tục ma sát khiến phình giãn các tĩnh mạch từ đó tạo ra các búi trĩ.
Tuỳ vào vị trí tạo búi trĩ mà có tên gọi “Trĩ nội” hay “Trĩ ngoại”
Vậy dấu hiệu của bệnh trĩ như thế nào? Xem tiếp nhé!
Dấu hiệu bệnh trĩ
Bệnh trĩ được chia thành nhiều loại, trĩ nội và trĩ ngoại, ở nam và nữ cũng có những dấu hiệu khác nhau. Mọi người nhớ xem chi tiết triệu chứng bệnh trĩ của mỗi trường hợp dưới đây nhé.
Phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ được chia làm 3 loại: Trĩ nội, Trĩ Ngoại và Trĩ Hỗn Hợp, sở dĩ có sự phân biệt là này do tuỳ thuộc vào vị trí có búi trĩ.
Trĩ nội (Internal hemorrhoids)
Được thành lập bên trong trực tràng, rất khó thấy nên được gọi là trĩ nội. Trĩ nội thường không cho cảm giác đau nên người bệnh ít quan tâm, cảnh giác trừ phi có chảy máu.
Trĩ nội – Búi trĩ nằm bên trong hậu môn và không nhìn thấy được
Dấu hiệu bệnh trĩ nội
Sẽ rất khó nhận biết do xảy ra bên trong và người bệnh không có cảm giác đau, nhưng sẽ có tình trạng chảy máu khi đi tiêu. Nếu để kĩ sẽ thấy một ít máu đỏ tươi trong bồn cầu hoặc trên giấy vệ sinh.
Có thể nói, chảy máu là dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết thường gặp và sớm nhất của bệnh trĩ. Càng dần về sau, rặn nhiều thì máu sẽ chảy nhiều thành giọt, nặng hơn nữa là lúc ngồi xổm cũng chảy máu.
Khi trĩ nội phát triển lớn hơn, có nguy cơ tụt xuống và lòi ra ngoài hậu môn. Hiện tượng này, thuật ngữ y khoa gọi là sa trực tràng (prolased hemorrhoids), từ bình dân gọi là lòi trôn trê hay lòi dom.
Lúc này, người bệnh dễ dàng nhận biết dấu hiệu bị bệnh trĩ nội thông qua việc búi trĩ sa ra ngoài, khi đi tiêu búi trĩ sẽ hấp thu một lượng chất nhầy cộng phân làm kích thích gây ngứa, rát và đau. Việc dùng giấy vệ sinh lau liên tục cố gắng giảm ngứa sẽ làm bệnh nặng hơn.
Trĩ ngoại (External hemorrhoids):
Nằm ở phần cuối cùng hậu môn (anal canal). Nên biết rằng cơ và tĩnh mạch ở ống hậu môn bị chèn ép quá mạnh dẫn đến tình trạng tạo thành các búi trĩ.
Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại
Bao gồm:
Đau, rát, ngứa, chảy máu
Da quanh hậu môn trở nên cứng, xanh hoặc tím
Mọc khối u, bướm nhở quanh hậu môn
Trực tràng lòi ra khỏi hậu môn
Sưng trướng, không tự rút vào trong hậu môn.
Ngứa hậu môn là một trong những dấu hiệu bệnh trĩ dễ nhận biết nhất
Có thể thấy dấu hiệu bị trĩ ngoại sẽ dễ nhận biết hơn trĩ nội. Trĩ ngoại sẽ gây khó chịu hơn trĩ nội bởi vùng búi trĩ có thể bị loét. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột và ngày càng nghiêm trọng hơn nếu cục máu đông hình thành ở trong búi trĩ. Người bệnh có thể thấy hoặc cảm nhận được một khối u ở quanh hậu môn.
Trĩ Hỗn Hợp
Là khi người bệnh bị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Các búi trĩ nội và trĩ ngoại liên kết tạo thành búi trĩ hỗn hợp ( hoặc khi trĩ nội sa độ 3, 4 cũng tạo thành trĩ hỗn hợp).
Dấu hiệu trĩ hỗn hợp:
Dựa vào dấu hiệu của cả 2 loại đã được liệt kê ở trên. Tình trạng trĩ hỗn hợp sẽ nặng và ngày càng nghiêm trọng nhanh hơn.
Phân độ bệnh trĩ
Dựa vào vị trí của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra ngoài hậu môn mà bệnh trĩ được chia thành các cấp độ sau:
Bệnh trĩ độ 1: lúc này búi trĩ vẫn nằm hoàn toàn bên trong ống hậu môn. Dấu hiệu trĩ độ 1 (dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ) là chảy ít máu tươi khi đi vệ sinh, cảm thấy nặng nề một chút ở hậu môn.
Bệnh trĩ độ 2: ở độ 1 trĩ nằm gọn bên trong hậu môn nhưng khi đi cầu chúng ta rặn khiến búi trĩ lòi một ít, thập thò ra ngoài. Nhưng khi đi vệ sinh xong đứng dậy thì búi trĩ lại tự thụt vào trong. Dấu hiệu trĩ độ 2 là cảm giác được búi trĩ sa ra ngoài và tự thụt vào trong.
Bệnh trĩ độ 3: việc lặp đi lặp lại tình trạng ở độ 2, cụ thể là đi cầu nhiều, ngoài ra kết hợp việc ngồi xổm, đi lại nhiều hoặc làm việc nặng khiến bũi trĩ cứ sa ra ngoài. Ở trĩ cấp độ 3 (dấu hiệu bệnh trĩ nặng) này, người bệnh phải nằm nghỉ một chút thì búi trĩ mới tụt vào trong hoặc phải dùng tay đẩy nhẹ vào. Dấu hiệu trĩ độ 3 là búi trĩ xa ra ngoài và khó tự thụt vào, cần thời gian hoặc tác động nhẹ
Bệnh trĩ cấp độ 4: lúc này gần như là búi trĩ nằm ngoài ống hậu môn. Dấu hiệu trĩ độ 4 là búi trĩ to và sa ra ngoài, không đẩy vào được.
Các cấp độ của bệnh Trĩ nội
Bạn đã nắm rõ các loại bệnh trĩ và các cấp độ và dấu hiệu bệnh trĩ chưa? Xét lại xem bạn hoặc người thân có đang nằm trong các trường hợp trên? Tiếp theo chúng ta tìm hiển nguyên nhân bệnh trĩ nhé.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Cơ chế bệnh đơn giản là do áp lực từ các tác động bên ngoài đến tĩnh mạch xung quanh hậu môn khiến chúng phồng lên, sung huyết. Vì vậy mà nguyên nhân hình thành búi trĩ là do:
- Việc đi tiêu phải rặn nhiều, ngồi quá lâu trên bồn cầu (có khi không buồn mắc nữa nhưng vẫn ngồi lâu)
- Do viêm đại tràng mãn tính gây ra chứng táo bón, tiêu chảy.
- Viêm gan, xơ gan mãn tính gây xung huyết tĩnh mạch
- Đứng quá lâu do tính chất nghề nghiệp, làm việc quá sức.
- Béo phì cũng làm tăng khả năng mắc bệnh trĩ
- Phụ nữ có thai làm trương lực cơ thành bụng giảm, gây giãn tĩnh mạch.
- Do giao hợp qua đường hậu môn
- Do dị ứng thực phẩm, chế độ ăn ít chất xơ
- Do chứng giảm năng tuyến giáp trạng (hypothyro idism)
- Đồng thời, độ tuổi tăng dần theo thời gian khiến các cấu trúc mô nâng đỡ tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị nhão dần, lỏng lẻo.
Việc rặn tạo ra áp lực lớn tĩnh mạch từ đó gây ra các búi trĩ
Yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh trĩ
Tiêu chảy, táo bón làm tăng tần suất mắc bệnh trĩ, việc rặn rất dễ tăng áp lực cho tĩnh mạch gây ứ máu và căng giãn.
Các nhóm người thường xuyên làm lao động nặng như: cử tạ, khuân bóc vác, quẩn vợt…hoặc người làm văn phòng, thợ may, nhân viên bán hàng hay ngồi nhiều, đứng lâu cũng làm tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi máu về tim dẫn đến giãn tĩnh mạch ở hậu môn.
Người bị u xơ tử cung, u đại trực tràng và mang thai nhiều tháng cũng gây tình trạng cản trở hồi lưu máu về tim gây giãn tĩnh mạch hậu môn.
Nhìn chung, tính chất công việc và việc đi cầu là nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ và sự phát triển của bệnh.
Dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới
Nhắc đến bệnh trĩ ở nữ giới, đại đa số sẽ là phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh. Do việc phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, việc rặn đẻ rất dễ dẫn tới bệnh trĩ. Vậy dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ bao gồm:
- Ban đầu là đi ngoài ra máu.
- Thông thường phụ nữ chỉ trong những ngày có kinh sẽ ra máu khi đi đại tiện hay tiểu tiện, còn khi đã mắc bệnh trĩ thì những ngày bình thường cũng bị chảy máu.
- Càng về sau máu càng nhiều, thậm chí là chảy thành tia hoặc giọt lớn.
- Từ đó, cơ thể chị em ngày càng suy nhược, mệt mỏi hơn, da vàng vọt xanh xao, sức khoẻ giảm sút.
- Chị em cảm thấy ngứa, đau ở hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Ở vùng hậu môn, chị em sẽ thấy ẩm ướt, đau rát mỗi khi có hoạt động nào đó tác động lực vào hậu môn.
- Vùng da hậu môn bị sưng, mủ do búi trĩ thập thò ra vô khi đi đại tiện.
- Đến khi búi trĩ bị sa ra ngoài, chị em sẽ thấy có vật thể lạ trong hậu môn thò ra bên ngoài và tự thụt vào. Về sau, búi trĩ không còn tự thụt vào nữa mà phải dùng tay đẩy vào.
- Không những vậy, việc chảy máu khi sa búi trĩ làm chị em bị tụt huyết áp, có khi choáng và thậm chí là ngất, lúc này cần được cấp cứu ngay vì có thể ảnh hưởng tính mạng do mất nhiều máu.
Dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới
Dấu hiệu bệnh trĩ ở nam giới
Nam giới thường bị trĩ do tính chất công việc nặng nhọc, quá sức, thường ngồi hoặc đứng, đi lại nhiều. Nhìn chung, bệnh trĩ ở nam giới cũng dễ được nhận biết thông qua các dấu hiệu như:
- Chảy máu khi đi đại tiện. Càng nặng thì máu chảy càng nhiều hơn
- Có cảm giác đau rát ở hậu môn
- Ngứa hậu môn
- Búi trĩ sa ra ngoài
Dấu hiệu bệnh trĩ ở nam giới
Trước khi viết bài viết này, chúng tôi có tìm hiểu Dấu hiệu bệnh trĩ trên Webtretho, nơi có nhiều người mắc bệnh chia sẻ về căn bệnh này. Thật bất ngờ vì khi search về bệnh này thì có khoảng 19.100 kết quả ( trong 0.61 giây) bài viết nói về bệnh trĩ. Qua đây có thể thấy, căn bệnh này rất phổ biến và rất rất nhiều đã mắc bệnh và cần tìm hiểu về bệnh này.
Số bài viết về bệnh trĩ có trên Webtretho
Thông qua những dấu hiệu mắc bệnh trĩ trên, chúng tôi đưa ra một số lời khuyên về thói quen ăn uống, sinh hoạt để phòng ngừa bệnh trĩ hoặc hạn chế cho bệnh phát triển ngày càng nặng hơn.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả
Chế độ ăn uống:
- Ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều nước, chất xơ để hạn chế bệnh táo bón, làm mềm phân
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Hạn chế những thức ăn cay, nóng, mặn quá. Các loại đồ uống như rượu, cà phê và những loại chứa caphein đều hạn chế.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu sát để bổ máu, hạn chế thiếu máu khi mắc trĩ chảy máu quá nhiều.
Chế độ sinh hoạt:
- Hạn chế việc rặn khi đi vệ sinh, đừng nên khiêng vác vật nặng quá nhiều.
- Chườm đá để giảm chỗ sưng
- Tăng cường lưu thông máu bằng việc ngồi ngâm nước ấm 10-20 phút, ngày vài lần.
- Tập thể dục đều đặn: như thể dục nhịp điệu, zumba, đi bộ nhanh mỗi ngày để kích thích tăng nhu động ruột, giảm táo bón, nhớ là hạn chế tập các bài thể dục quá nặng như đẩy tạ,…
- Hạn chế ngồi xổm
- Không nhịn đại tiểu tiện, có thể tự tạo thói quen đi mỗi ngày vào các thời điểm nhất định.
- Vệ sinh hậu môn sau khi đại tiện như rửa bằng nước. Không nên dùng các loại giấy vệ sinh khô cứng có chứa hương liệu mùi thơm rất dễ cọ xát gây viêm.
- Nếu thừa cân bạn hãy giảm cân để giảm áp lực lên các cấu trúc mô tế bào trực tràng, hậu môn.
- Đối với các chị em có thai: nằm nghiêng sang trái để giảm sức ép bào thai lên khu vực trực tràng.
Với những dấu hiệu bệnh trĩ ở trên mà Tritriantoan.com cung cấp, chúng tôi nghĩ nó khá rõ ràng và dễ hiểu, cũng đơn giản dễ nhận biết đối với những người muốn tìm hiểu về căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu còn thắc mắc gì thì cứ để lại dưới phần Bình Luận để được giải đáp nhé. Chúc mọi người luôn khoẻ mạnh!