Chủ đều xuyên suốt: Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?
Thật tuyệt vời khi Việt Nam là một trong những nước Á Đông sở hữu vô số thảo dược quý. Với nhiều bệnh, những loài cây cỏ xung quanh chúng ta có thể điều trị tận gốc, hiệu quả không thua kém bất cứ bài thuốc hiện đại nào. Nếu bạn là “khổ chủ” hoặc có người thân mắc bệnh trĩ, đừng ngại thử cách sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ trong bài viết này.
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là phương thuốc dân gian độc đáo đã được người Việt lưu truyền từ ngàn đời nay. Tìm hiểu, tham khảo và lựa chọn áp dụng đúng cách, việc đẩy lùi bệnh trĩ ở mọi đối tượng là điều hoàn toàn có thể.
Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ có thật sự mang lại hiệu quả tốt hay không? Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết ưu nhược điểm của các chữa trĩ bằng lá trầu không này.
Mục Lục
Cơ sở khoa học cho việc dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ:
Để làm rõ vấn đề lá trầu không chữa bệnh trĩ như thế nào, trước tiên chúng ta cần nắm một chút kiến thức sơ lược về bệnh trĩ và lá trầu không, sau đó tiến tới phân tích mối liên hệ.
Theo đó, trĩ là bệnh thuộc về cơ quan trực tràng – hậu môn, xảy ra khi có hiện tượng sưng phồng hệ thống tĩnh mạch khu vực này, thường có nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa, mang thai, ăn uống thiếu xơ, ngồi nhiều ngồi lâu…
Hiểu một cách đơn giản, trĩ được xếp vào một dạng bệnh liên quan đến viêm loét, sưng đau, nhiễm khuẩn. Tiếp đến, chúng ta bàn về lá trầu không. Lá trầu không theo Đông y có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, trừ phong, tiêu viêm.
Như vậy, không khó để thấy mối liên hệ liền mạch giữa khả năng chữa bệnh của lá trầu không và bệnh trĩ. Đó là giải quyết vấn đề sưng viêm, đau rát. Nếu phân tích sâu hơn, chữa trĩ bằng lá trầu không có thể xem là phương pháp tối ưu hơn rất nhiều cách thức khác. Vì sao?
Vì trong khoảng 100g lá trầu không chứa đến 2.4% tinh dầu betel – phenol. Đây là tinh dầu có tác dụng làm mềm thành mao mạch, điều này đồng nghĩa với việc tinh dầu sẽ giúp các búi trĩ tự thụt vào dễ dàng hơn, không còn đau đớn, khó khăn như trước.
Lá trầu không có tính kháng sinh, sát khuẩn, có thể ức chế nhiều chủng vi khuẩn liên quan đến tiêu hóa (căn nguyên gây bệnh trĩ), điển hình như khả năng ức chế liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn Coli…
Nhờ khả năng diệt trừ vi khuẩn tác nhân, loại bỏ nấm ngứa và các vi rút gây viêm nhiễm trực tràng, hậu môn… lá trầu không thực sự là giải pháp tốt cho bệnh nhân trĩ.
Với tác dụng chữa lành vết thương, giúp các tổn thương nhanh lành, lá trầu có thể giúp các vùng tổn thương do trĩ gây ra trở nên dễ chịu hơn, cầm máu, nhanh lành, không còn đau ngứa, khó chịu, đặc biệt là búi trĩ cũng được hỗ trợ se lại (song song với công dụng kìm hãm sự phát triển của các búi trĩ).
Lá trầu không dồi dào chát chống oxy hóa, có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa rất tốt như chống táo bón đầy hơi, cải thiện chức năng dạ dày, khôi phục độ PH, tăng quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể, thúc đẩy cơ hoành hoạt động hiệu quả hơn nhằm tăng đào thải chất thải…
Như vậy, các lý do làm cơ sở khoa học cho việc khẳng định lá trầu không chữa bệnh trĩ hiệu quả đã được liệt kê. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn muốn nhấn mạnh lại một số ưu điểm của việc cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không. Cụ thể như sau:
– Ngăn nhiễm trùng, giảm đau: Người bệnh không phải dùng thuốc Tây để giảm đau trĩ như bình thường, mà có thể sử dụng luôn lá trầu vừa an toàn vừa ít tốn kém.
– Cải thiện chức năng tiêu hóa: Không chỉ làm tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể, trầu không còn giúp kích thích ruột hấp thu khoáng chất, dưỡng chất tốt hơn, thông qua việc thúc đẩy lưu thông. Các biểu hiện táo bón, khó tiêu sẽ được giải quyết.
– Tăng hiệu suất cơ vòng, giúp chất thải được thải ra bên ngoài: đơn giản hơn, không đau đớn, không tạo áp lực lên hậu môn, trực tràng.
– Làm lành vết thương: Các vết thương rỉ máu, đau đớn, ngứa rát do trĩ sẽ nhanh chóng giảm và phục hồi. Bạn có thể đắp lá trực tiếp lên vùng tổn thương để được chữa lành theo cách tự nhiên nhất.
– Làm mềm phân: Với lượng chất xơ cao và dồi dào chất chống oxy hóa, lá trầu giúp tống khứ các gốc tự do hình thành, giúp phân mềm hơn, hỗ trợ ngăn ngừa táo bón cực tốt.
– Hỗ trợ giảm cân, duy trì trọng lượng: Béo phì là một trong những nguyên nhân gây trĩ, lá trầu dùng đúng cách có thể tăng trao đổi chất, giảm mỡ, giảm cân, hạn chế tối đa tác nhân khiến trĩ trở nên trầm trọng…
Với những phân tích trên, không khó để khẳng định một lần nữa hiệu quả từ việc sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ. Để nắm rõ cách thực hiện, phần 2 sẽ mang đến cho bạn đọc các công thức tối ưu nhất từ lá trầu không.
Bí quyết dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ hiệu quả cao
Chúng ta có thể chỉ sử dụng lá trầu không để chữa bệnh, hoặc kết hợp loại lá trầu với một số thảo dược tự nhiên khác, nhằm tăng hiệu quả điều trị. Cụ thể:
Chỉ sử dụng lá trầu không chữa trĩ
Xông nước lá trầu không để chữa trĩ:
– Chuẩn bị 10 lá trầu không tươi. Rửa sạch lá, cho vào nồi nấu sôi.
– Để nước nóng nguội đi một chút, sau đó đổ ra chậu.
– Ngồi chồm hỗm lên chậu sao cho hậu môn nhận được hơi nóng trực tiếp từ nước lá.
– Sau khi xông hơi xong, nước còn âm ấm thì có thể ngâm luôn hậu môn vào nước khoảng 15 phút.
– Thực hiện 2-3 lần/ngày, có thể dùng nước lá sau khi đại tiện.
Chắc chắn nhiều bệnh nhân sẽ thắc mắc xông lá trầu không có tác dụng gì, xin chia sẻ nếu áp dụng cách này, các búi trĩ sẽ dần teo lại. Cơn đau rát, chảy máu… có thể thuyên giảm sau nhiều lần thực hiện.
Lá trầu không + muối biển chữa trĩ:
Ngoài sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ đơn thuần, bạn cũng có thể cho thêm muối biển vào nước lá để gia tăng hiệu quả. Muối có tính sát khuẩn cao, có thể nhanh chóng giảm ngứa ngáy, sưng viêm vùng hậu môn, giúp búi trĩ co lại tự nhiên. Cách thực hiện như sau:
– Rửa sạch 20 lá trầu không to, để ráo nước.
– Cho lá trầu vào nồi, chế 1 lít nước vào. Nấu sôi trong vòng 10 phút rồi cho và khoảng 1-2g muối biển.
– Đổ hỗn hợp ra chậu. Dùng nước này xông y như cách bên trên.
– Sau cùng, sau khi đã xông hơi, ngâm rửa hậu môn với nước lá, bạn có thể sử dụng lá trầu tươi giã nhỏ rồi đắp lên vùng bị tổn thương. Đắp khoảng 1 tiếng đồng hồ sẽ giúp các hoạt chất trong lá trầu thẩm thấu vào bên trong, giúp giảm sưng, đau rát nhanh chóng hơn, búi trĩ cũng dễ dàng được se nhỏ, các mao mạch được xoa dịu.
– Nên áp dụng liên tục trong vòng ít nhất 7 ngày. Nếu chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá trầu không, phương pháp này hiệu quả khá tích cực.
Dùng lá trầu không kết hợp với các vị thảo dược khác chữa trĩ (hiệu quả tốt hơn):
Chữa trĩ bằng lá trầu không đơn giản như các gợi ý bên trên sẽ mang lại tác dụng tích cực, nhưng muốn hiệu quả tốt hơn, người bệnh cũng có thể dành thời gian thực hiện phương pháp dưới đây.
Đây là bài thuốc dùng lá trầu không và hạt gấc điều trị bệnh trĩ, kết hợp cùng quả bồ kết, quả cau. Các bước tiến hành khá dễ, quan trọng là bạn chuẩn bị đủ những nguyên liệu sau:
– Nguyên liệu: 7 lá trầu không tươi, 1 quả cau, 1 quả bồ kết, 7 hạt gấc.
– Thực hiện:
+ Các nguyên liệu rửa sạch. Cau bổ thành 7 miếng nhỏ.
+ Cho tất cả vào cối, thêm xíu muối, giã nhỏ.
+ Đổ hỗn hợp vào nồi, đổ thêm nước vào, nấu sôi.
+ Nước sôi tắt bếp, đổ ra chậu xông như các cách khác.
Làm như vậy mỗi ngày 2 lần, liên tục trong khoảng 3 ngày sẽ thấy hiệu quả. Đây là một trong những cách sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ hiệu nghiệm nhất, vì nó là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu quý.
Cụ thể, cau tính ấm, vị cay chát, giúp lợi thủy, hành khí, sát trùng, cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ chữa táo bón. Hạt gấc tính ấm, tác dụng tiêu viêm, có lợi trong việc chữa ghẻ lở, mụn nhọt. Bên cạnh đó, bồ kết cũng tính ấm, giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, thông khiếu, trừ đàm, rất hiệu quả trong việc chữa các chứng mụn nhọt, kiết lỵ…
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có hiệu quả không?
Lá trầu không chữa bệnh trĩ thực sự hiệu quả, như phần 1 chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về cơ sở khoa học của thảo dược này. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp lá trầu còn tùy thuộc vào cấp độ bệnh và cơ địa của mỗi người.
– Với cấp độ trĩ 1, 2, bệnh có thể thuyên giảm nhờ lá trầu không.
– Với cấp độ nặng cần phải phẫu thuật, thì việc dùng lá trầu chỉ là phụ trợ, bệnh nhân cần can thiệp y khoa từ bác sỹ.
Vậy làm thế nào để có kết quả tốt nhất khi dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ? Đáp án là những ghi nhớ dưới đây:
– Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ phải kiên nhẫn trong nhiều ngày. Càng thực hiện đều đặn, càng lâu dài và đúng liều lượng càng tốt.
– Xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh (ăn nhiều rau xanh, chất xơ…), kết hợp vận động nhẹ nhàng hỗ trợ tiêu hóa.
– Kiêng chất kích thích (bia rượu, thuốc lá, café…), hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.
– Uống đủ nước mỗi ngày khi dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ.
Dùng lá trầu không chữa trĩ có những ưu nhược điểm sau:
– Ưu điểm: chi phí thấp, có thể áp dụng tại nhà, có nhiều cách để chữa trĩ bằng lá trầu không.
– Nhược điểm: chỉ chữa được bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ, hiệu quả mang lại rất rất chậm, cần phải kiên trì thực hiện cách này trong thời gian dài mới có hiệu quả.
Những lưu ý khi chữa trĩ bằng lá trầu không:
– Cần vệ sinh hậu môn trước khi xông, ngâm lá trầu không chữa bệnh trĩ.
– Chữa trĩ bằng lá trầu không thay thế hoàn toàn cho các cách chữa khác. Người bệnh nặng nên đến bệnh viện thăm khám.
– Một số thuốc có thể tương tác với lá trầu, nếu đang dùng thuốc bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng.
– Không thụt rửa bằng nước lá trầu, chỉ ngâm, xông, rửa bên ngoài.
– Cẩn thận khi xông hơi, tránh để quá gần có thể gây bỏng rát.
Trên đây là gợi ý dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ từ Tritriantoan.com. Người bệnh có thể tham khảo, áp dụng nếu thấy hữu ích.
Chờ chút, có thể bạn quan tâm:
Tất tần tật các loại thuốc chữa bệnh trĩ theo thống kê là tốt nhất đến thời điểm hiện tại