Lá vông chữa bệnh trĩ hiệu quả thế nào, công dụng ra sao và cách dùng chi tiết sẽ được chúng tôi cập nhật đầy đủ trong bài viết dưới đây. Qua những thông tin chia sẻ, bạn đọc có thể nắm được kiến thức cơ bản về cây vông, cơ sở khoa học của việc sử dụng vông nem trị bệnh trĩ, từ đó có thể đưa ra lựa chọn thích hợp nhất trong giải pháp điều trị.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông trên thực tế cũng không phải xa lạ, vì từ xưa đến nay người Việt vẫn thường sử dụng loài thực vật này để kìm hãm một số bệnh.
Mục Lục
- 1 Chỉ bạn cách nhận biết lá vông, cây vông:
- 2 Cơ sở khoa học cho việc lá vông chữa bệnh trĩ:
- 3 Bật mí cách dùng lá vông chữa bệnh trĩ hiệu quả và phổ biến nhất:
- 3.1 Cách 1: Cách chữa bệnh trĩ bằng cách đắp lá vông trực tiếp vào búi trĩ
- 3.2 Cách 2: Cách dùng lá vông nem chữa bệnh trĩ cùng lá sen
- 3.3 Cách 3: Chữa bệnh trĩ bằng lá vông và lá thầu dầu
- 3.4 Cách 4: Kết hợp lá vông và giấm thanh để chữa trĩ
- 3.5 Cách 5: Dùng thực đơn món ăn từ lá vông để chữa trĩ
- 3.6 Cách 6: Bào chế thuốc từ lá vông để chữa trĩ (Bài thuốc nam)
- 4 Ưu nhược điểm của cách sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ:
- 5 Những lưu ý khi sử dụng dụng lá vông chữa bệnh trĩ:
Chỉ bạn cách nhận biết lá vông, cây vông:
Cây vông tên khoa học là Erythrina orientalis Murr (tên tiếng Anh Tiger’s Claw, Sunshine Tree và Indian Coral Tree). Người Việt còn gọi cây vông là vông nem, Thích đồng bì, Hải đồng bì…
Xét trên chi, đây là loài thực vật thuộc chi Vông nem có 30 loài, thuộc họ Đậu. Vì nằm trong chi Vông nem, cây vông thích hợp sống ở vùng cận nhiệt đới, nơi môi trường sống tự nhiên thuộc khu vực ẩm nhiệt đới.
Vì cây vông chữa bệnh trĩ dễ nhầm lẫn với một số loài thực vật khác, nên việc nhận biết cây vông, lá vông là rất cần thiết. Cụ thể, cây vông mà chúng tôi nói đến là loài cây có độ cao lên đến 30m, thường mọc ở nơi có khí hậu nóng bức, vùng đồng bằng, ven bụi dọc bờ biển, trong rừng thưa, lân cận rừng ngập mặn.
Mùa xuân là mùa thu hái lá vông, người ta thường chọn lá bánh tẻ và thu cả vỏ cây suốt quanh năm, lúc dùng có thể để tươi hoặc phơi khô tùy cách sử dụng. Chẳng hạn với lá vông chữa bệnh trĩ, thường sẽ chọn loại tươi.
Sau đây là một số chi tiết nhận biết thêm cây vông dành cho người mới tìm hiểu lần đầu:
– Cây có rễ cọc, mọc cạn, nhiều nhánh to lộ thiên. Thân cây cao to trung bình 10m, gỗ xốp – bở – nhẹ. Thân có nhiều gai ngắn, vỏ xanh chuyển sang nâu.
– Hoa vông mọc thành chùm dày, màu đỏ tươi. Khi lá rụng vào tháng 3-5 thì cây sẽ ra hoa.
– Quả vông không lông, dài từ 15-30cm, giữa các hạt có eo.
– Hạt vông màu đỏ/nâu, hình thận.
– Lá vông dài 10-15cm, mọc so le, có 3 lá chét tam giác, một số nơi dùng gói nem.
Nhìn chung, cây vông không quá khó nhận biết, nếu bạn chịu khó quan sát. Một số hình ảnh trên mạng cũng có thể cung cấp đầy đủ dấu hiệu nhận biết cây vông, lá vông chữa bệnh trĩ này. Về thông tin cơ chế chữa trĩ của lá vông, bạn vui lòng tìm hiểu thêm trong phần 2.
Cơ sở khoa học cho việc lá vông chữa bệnh trĩ:
Vì bài viết hôm nay sẽ đi sâu vào vấn đề chữa bệnh trĩ bằng lá vông, nên chúng ta sẽ tập trung vào phần dược tính của lá vông. Theo đó, lá vông tính bình, vị nhạt, quy vào kinh can thận. Lá vông có tác dụng tiêu độc, thống huyết, an thần, có thể sát trùng, giúp vết loét nhanh lành, nhanh lên da non, rất hữu hiệu trong việc điều trị bệnh trĩ.
Nhờ đặc tính trên, dân gian từ lâu đã sử dụng lá vông như một liệu pháp an thần, điều trị khó ngủ và sát trùng các vết thương do trĩ gây nên. Mặc dù không có quá nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng điều trị bệnh trĩ của loài thực vật này, nhưng trên thực khá không ít người bệnh đã áp dụng thành công.
Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ theo dân gian, phần tiếp theo đây chúng tôi sẽ đi vào chi tiết các liệu pháp điều trị.
Bật mí cách dùng lá vông chữa bệnh trĩ hiệu quả và phổ biến nhất:
Sau đây là tổng hợp 6 cách chữa bệnh được cho là phổ biến, hiệu nghiệm nhất của lá vông với căn bệnh lòi dom.
Cách 1: Cách chữa bệnh trĩ bằng cách đắp lá vông trực tiếp vào búi trĩ
Muốn búi trĩ teo và co lại, bạn có thể mua lá vông tươi về rửa sạch, hơ qua lửa cho nóng. Hậu môn vệ sinh kỹ, để khô ráo rồi đắp lá vông còn nóng lên. Nhiệt độ kết hợp với các dược tính có trong lá vông sẽ làm co thắt vùng hậu môn, từ đó kéo búi trĩ co lại.
Kiên trì thực hiện mỗi ngày, sau vài tháng áp dụng cách chữa trĩ bằng lá vông như vừa chia sẻ, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách 2: Cách dùng lá vông nem chữa bệnh trĩ cùng lá sen
Lá vông chữa bệnh trĩ một mình đã tích cực, nhưng nếu sử dụng cùng lá sen sẽ đẩy nhanh hơn quá trình trị liệu. Theo Dược sỹ Bảo Hoa, bạn có thể lấy 15g lá vông và 15g lá sen rửa sạch, giã nát, cho vào nồi nước đun sôi. Nước sôi chắt lấy nước uống, còn lại phần bã nóng rịt vào hậu môn sẽ rất tốt cho bệnh trĩ.
Cách này tuy bạn phải bổ sung thêm một nguyên liệu là lá sen, nhưng tác dụng chắc chắn sẽ tuyệt vời hơn vì lá sen tính mát, có thể thanh nhiệt giải độc cơ thể và làm dịu cơn đau trĩ nhanh chóng.
Cách 3: Chữa bệnh trĩ bằng lá vông và lá thầu dầu
Gợi ý tiếp theo là phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá vông và lá thầu dầu. Lá vông về dược tính chúng ta đã rõ, còn lá thầu dầu theo tìm hiểu có tác dụng giải độc, chống ngứa, tiêu thũng bài nung… Như vậy nếu phối hợp sử dụng cùng lúc cả 2 loài thực vật này, hiệu quả điều trị trĩ sẽ nâng cấp đáng kể.
Cách thực hiện đơn giản, bạn cần chuẩn bị 3 lá vông và 3 lá thầu dầu tươi. Tất cả mang rửa sạch, giã nát. Lấy khăn xô đã tiệt trùng bọc phần lá nát lại, đắp trực tiếp lên búi trĩ cho đến khi thấy dễ chịu. Thời gian đắp khoảng 10-15 phút để cảm nhận sự thoải mái.
Ngoài cách này, người bệnh có thể sắc nước lá vông và lá thầu dầu để ngâm/rửa vùng trĩ. Nên sắc đặc để nước sệt lại nhằm tăng dược tính.
Cách 4: Kết hợp lá vông và giấm thanh để chữa trĩ
Trường hợp búi trĩ màu sắc tươi nhuận, thò ra ngoài khoảng 2cm, sức khỏe người bệnh tốt và không mắc thêm bất cứ bệnh gì, bạn có thể áp dụng cách số 4 này. Cụ thể từng bước như sau:
– Chọn 7-9 lá vông tươi vừa, rửa sạch, nấu với nước sôi.
– Nước sôi vớt lá ra, ngâm nước muối loãng. Tiếp tục vớt lá ra để ráo nước.
– Giã nhuyễn lá vông, sau đó cho từ từ 30-40ml giấm thanh (đã đun sôi để nguội) vào.
– Trộn đều hỗn hợp, đắp lên vùng búi trĩ (sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn).
– Cố định hỗn hợp vào búi trĩ, dùng băng giữ trong 3-4 tiếng. Khi đắp cần hạn chế đi lại.
Thực hiện bài thuốc liên tục mỗi ngày 3 lần, đều đặn trong ít nhất 3 này sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Búi trĩ sẽ co nhanh lại, không gây ngứa rát, đau đớn như trước.
Cách 5: Dùng thực đơn món ăn từ lá vông để chữa trĩ
Thật may mắn lá vông chữa bệnh trĩ còn là một loại thực phẩm. Do đó, nếu bận rộn không có thời gian thực hiện các phương pháp phức tạp, bạn cũng có thể chế biến luôn lá vông cho thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày.
Theo y học cổ truyền, người bệnh trĩ có thể dùng một nắm lá vông tươi non thái nhỏ, mang đi xào với 2-3 quả trứng gà. Món này ăn rất ngon, bổ, mát và tốt cho bệnh trĩ từ bên trong.
Cách 6: Bào chế thuốc từ lá vông để chữa trĩ (Bài thuốc nam)
Bài thuốc nam vận dụng lá vông chữa bệnh trĩ cũng không hiếm, và ngày nay có một số đơn vị đã tự điều chế, sản xuất,cung cấp các bài thuốc này. Tuy cũng có thể tự thực hiện ngay tại nhà, nhưng về công dụng có thể sẽ không hiệu quả như ý muốn.
Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu thêm về các bài thuốc nam đã ra mắt thành sản phẩm, có nguyên liệu từ lá vông nem. Sử dụng những thảo dược này sẽ đảm bảo an toàn hơn, cả về công dụng lẫn chất lượng.
Ưu nhược điểm của cách sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ:
Lá vông chữa bệnh trĩ là phương pháp dân gian nổi tiếng. Dù vậy, bất cứ cách điều trị nào cũng tồn tại ưu và nhược điểm riêng. Với lá vông, có thể phân tích như sau:
Ưu điểm: Lá vông là thảo dược thiên nhiên lành tính, ít tác dụng phụ nếu sử dụng đúng liều lượng, đúng cách. Khi sử dụng lá vông, đặc biệt ở bệnh nhẹ cấp độ 1 và 2, hiệu quả đạt được khá tích cực, thậm chí không cần Tây y can thiệp. 85% người dùng cho thấy sự hài lòng.
Nhược điểm: Lá vông trong một số trường hợp có thể cho tác dụng phụ. Bên cạnh đó, lá vông chữa trĩ chỉ ở cấp độ nhẹ, còn bệnh nặng thì dường như không hiệu nghiệm mấy. Nếu cấp độ nặng rồi, người bệnh nên điều trị theo phác đồ của bác sỹ, đồng thời kết hợp dùng thêm lá vông nếu thấy cần thiết.
Xin trích dẫn chia sẻ của Bạn Kim Ngân (Tp. HCM) để hiểu rõ hơn về tác dụng lá vông: “Mình dùng lá vông chữa bệnh trĩ ngoại cấp 1, kết hợp cả ăn uống và đắp lá. Mỗi ngày mình xào 1 lạng lá vông với 2 trái trứng gà ăn vào bữa trưa.
Buổi tối trước khi ngủ mình hơ lá vông qua lửa nhỏ, rồi đắp lên vùng bị đau khoảng 5 phút, sau đó tháo ra đi ngủ. 1 tháng ròng rã nỗ lực, bệnh có vẻ thuyên giảm. Tuy không đi khám lại nhưng mình tin là sẽ khỏi hẳn, nếu cứ tiếp tục duy trì”.
Những lưu ý khi sử dụng dụng lá vông chữa bệnh trĩ:
Lá vông nem chữa bệnh trĩ như thế nào đã được phân tích. Dù vậy, trước khi áp dụng bạn nên chú ý những vấn đề sau:
– Nếu dùng lá vông sau thời gian dài không khỏi, bạn nên đến bác sỹ tìm hiểu và chọn phương án khác.
– Khi điều trị, nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thiết lập lối sống – sinh hoạt khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ, vận động vừa phải.
– Uống nhiều nước, kiêng chất kích thích và một số món cay nóng. Ăn nhiều rau xanh.
– Loại bỏ các thói quen xấu có thể gây áp lực lên hậu môn…
Hy vọng với kiến thức đầy đủ về lá vông chữa bệnh trĩ từ Tritriantoan.com bạn sẽ tự tin hơn trong hành trình đẩy lùi bệnh.
Chờ chút có thể bạn quan tâm: