Trĩ nội là gì? Trĩ nội có biểu hiện như thế nào, nguy hiểm ra sao? Tất cả các thông tin về trĩ nội với dạng thắc mắc tương tự đều sẽ được giải đáp đầy đủ trong bài viết bên dưới. Nếu bạn bị bác sỹ chẩn đoán trĩ nội, đây chính là nguồn kiến thức hữu ích bạn nhất định phải tham khảo, ghi nhớ và vận dụng.
Mục Lục
- 1 Bệnh trĩ là gì?
- 2 Bệnh trĩ nội là gì?
- 3 Các cấp độ của bệnh trĩ nội:
- 4 Vậy bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?
- 5 Thuốc trị trĩ nội (Tây y, Đông y):
- 6 Châm cứu, bấm huyệt chữa trĩ nội:
- 7 Trĩ nội nên ăn gì và kiêng gì?
- 8 Các lưu ý khi mắc bệnh trĩ nội:
Bệnh trĩ là gì?
Muốn biết bệnh trĩ nội là gì, bạn bắt buộc phải biết thế nào là bệnh trĩ. Bởi dù là trĩ nội hay ngoại, cũng đều thuộc loại bệnh lý là trĩ, có những điểm chắc chắn giống nhau. Do đó, khi đã hiểu về trĩ – thì trĩ nội là gì đảm bảo sẽ rất dễ hình dung.
Theo đó, trĩ là tình trạng sưng phồng, viêm nhiễm của đám rối tĩnh mạch trĩ nằm ở mô xung quanh hậu môn – do sự dãn quá mức của chúng bởi các áp lực khách quan, chủ quan. Biểu hiện dễ thấy nhất của trĩ là sự hình thành các búi trĩ, và chính các búi trĩ cũng là yếu tố quyết định bạn bị loại trĩ nào.
Theo y khoa, trĩ chia thành 3 loại, trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp (nội ngoại bao gồm) với những dấu hiệu, cách chữa trị khác nhau. Ban đầu biểu hiện của mỗi loại bệnh có thể khác biệt đôi chút, nhưng về những giai đoạn sau, chúng gần như tương đồng với hiện tương sa búi trĩ, viêm nhiễm, lở loét… quanh vùng hậu môn.
Điều trị trĩ muốn hiệu quả phải đưa ra phác đồ chữa bệnh dựa trên cơ địa mỗi người, tình trạng sức khỏe cũng như loại trĩ mắc phải. Do đó, việc thăm khám định kỳ, thường xuyên và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sỹ là những điều người bệnh cần chú ý thực hiện nghiêm túc.
Bệnh trĩ nội là gì?
Hiểu về trĩ nói chung rồi, phần này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu bệnh trĩ nội là gì? Đáp án chính là vị trí phát sinh của búi trĩ. Với trĩ nội, vị trí hình thành búi trĩ là ở trên đường lược (đường hậu môn – trực tràng), có biểu hiện là các xoang tĩnh mạch trĩ trên phồng to ra.
Vì búi trĩ mọc bên trong nên tạo thành lực nén, dẫn đến khi đại tiện, phân sẽ khó thoát ra ngoài hậu môn. Muốn thải ra, phân sẽ làm tổn thương búi trĩ dẫn đến xước bề mặt búi, gây sung quyết, chảy máu, trường hợp xấu nhất là búi trĩ sa ra ngoài, không tự co lên được nữa.
Do diễn tiến từ bên trong hậu môn, nên trĩ nội khó xác định hơn trĩ ngoại. Bạn có thể nhìn các hình ảnh trĩ nội độ 1, 2, 3, 4 để có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng bệnh qua từng cấp độ.
Vậy tóm lại trĩ nội là gì, hiểu một cách đơn giản hơn cả, đó là khi các búi trĩ mọc bên trong hậu môn, biểu hiện là chảy máu tươi khi đại tiện; ít đau đớn hơn trĩ ngoại do các giai đoạn nhẹ, trĩ nội thường không sa ra ngoài. Để hiểu rõ hơn trĩ nội dưới các cấp độ, mời bạn tiếp tục tham khảo phần 3.
Các cấp độ của bệnh trĩ nội:
Trong các bệnh án trĩ nội, bác sỹ thường chẩn đoán người bệnh bị trĩ nội cấp độ 1, cấp độ 2 và thậm chí là 3, 4. Sự phân chia này dựa trên những yếu tố nào, nhận biết ra sao? Nếu bạn bị chẩn đoán bị trĩ nội theo cấp độ, hãy dò xem mình đang nằm ở giai đoạn tiến triển nào của bệnh thông qua các chia sẻ sau:
Trĩ nội độ 1 là gì?
Triệu chứng trĩ nội độ 1:
Bạn thắc mắc “Trĩ nội độ 1 là gì”? Đáp án: Đây là trĩ nội giai đoạn sơ khai nhất, nhẹ nhất và có khả năng chữa khỏi cao nhất. Vì mới hình thành và được phát hiện sớm nên bệnh chưa gây tổn thương diện rộng.
Lúc này, búi trĩ còn nhỏ, chưa sa xuống nên khi tiểu tiện, đại tiện người bệnh chỉ thấy hơi khó chịu, đôi khi ra máu tươi do cố gắng rặn chất thải.
Cách chữa trĩ nội độ 1
Hiểu trĩ nội độ 1 là bệnh gì, bạn sẽ biết cách chữa. Và phương án lý tưởng nhất là sử dụng các bài thuốc dân gian như uống lá diếp cá, ăn nhiều trái cây, rau củ quả… Thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sống hoàn toàn có thể đánh bay trĩ nội độ 1.
Trĩ nội độ 2 là gì?
Triệu chứng trĩ nội độ 2
Bệnh trĩ nội độ 2 là gì? Đó chính là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2, lúc búi trĩ đã phát triển to hơn cấp độ 1, thậm chí bắt đầu có dấu hiệu sa ra ngoài khi bạn đại tiện. Tuy nhiên, búi trĩ nội độ 2 có thể tự co lại được, còn nằm trong tầm kiểm soát. Nếu hỏi trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không, thì thực sự mức độ nguy hiểm còn thấp.
Cách chữa trĩ nội độ 2
Trĩ nội độ 2 là gì bạn đã biết, nhưng liệu bạn đã nắm được cách điều trị? Theo đó, để chữa trĩ nội độ 2, bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ của bác sỹ, có thể kết hợp Đông Tây y kết hợp. Người bệnh có thể vừa uống nước lá diếp cá, vừa sử dụng thuốc bôi, thuốc đặt của bác sỹ kê đơn…
Trĩ nội độ 3 là gì?
Triệu chứng trĩ nội độ 3
Trĩ nội độ 3 là tình trạng trĩ đang diễn tiến ở cấp độ thứ 3, tức giai đoạn kề cuối. Nhiều người hỏi trĩ nội độ 3 là gì, xin thưa cứ nhìn vào biểu hiện sẽ biết ngay, đó là nếu ở cấp độ 2 búi trĩ có thể tự co lên sau khi đại tiện, thì ở cấp độ 3 búi trĩ sẽ không thể tự co được nữa, mà người bệnh phải dùng tay ấn nhẹ lên mới được.
Hình ảnh của búi trĩ cũng có sự phát triển hơn trước, to hơn, sa ra nhiều hơn và màu đỏ tươi hơn. Nếu bạn hiểu trĩ nội là gì, bạn sẽ không thắc mắc vì sao trĩ nội mà cũng sa búi trĩ – câu hỏi khá nhiều người lầm tưởng.
Cách chữa trĩ nội độ 3
Vậy khi bị bệnh trĩ nội độ 3, cách điều trị ra sao? Đừng lo lắng, mặc dù trĩ độ 3 là bệnh đã khá nặng, nhưng việc chữa trị vẫn có thể mang đến kết quả khả quan. Tuy nhiên, người bệnh cần phải nhờ đến can thiệp ngoại khoa và một số thủ thuật, chẳng hạn như: Chích xơ búi trĩ, thắt búi trĩ, phẫu thuật…
Trĩ nội độ 4 là gì?
Triệu chứng trĩ nội độ 4
Đây là lúc bệnh trĩ đã ở giai đoạn cuối, nặng nề nhất và khó điều trị nhất. Triệu chứng dễ thấy nhất là búi trĩ hầu như lòi ra ngoài hậu môn, không thể tự thụt vào, thậm chí bạn có dùng tay đẩy lên cũng không được. Búi trĩ to hơn trước, bắt đầu bị viêm nhiễm, lở loét… gây đau đớn, ngứa rát, chảy máu và khó khăn vô cùng khi sinh hoạt.
Cách chữa trĩ nội độ 4
Bị trĩ nội độ 4 cách chữa chỉ có thể là can thiệp ngoại khoa. Việc dùng Đông y hay thuốc dân gian thường là hỗ trợ hoặc kết hợp thêm, chứ không thể điều trị dứt điểm được. Sau trị bệnh, trĩ nội cũng có cơ hội tái phát cao hơn nếu bạn không kiểm soát thói quen ăn uống và thay đổi lối sống.
Vậy bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?
Nguy hiểm, chắc chắn sẽ nguy hiểm – Đây là câu trả lời trực diện chúng tôi muốn người bệnh ghi nhớ (chứ không phải chỉ nhớ định nghĩa trĩ nội là gì một cách sáo rỗng).
Vậy bệnh trĩ nội có nguy hiểm không, nguy hiểm như thế nào…? Các biến chứng dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ cho bạn:
– Viêm nhiễm hậu môn, gây ngứa ngáy, đau rát, lở loét, tạo ổ nhiễm trùng cho vi khuẩn cư trú.
– Đau đớn dữ dội, thậm chí tắc mạch do các cục máu đông ở lòng mạch máu cản trở (tại búi trĩ). Phải phẫu thuật lấy máu đông ra mới xử lý được tình trạng.
– Búi trĩ hoại tử, không chữa có thể nguy hiểm tính mạng.
– Búi trĩ bội nhiễm, chảy máu liên tục, là tiền đề của các bệnh hậu môn – trực tràng khác.
– Ung thư trực tràng.
– Ảnh hưởng đời sống tình dục.
– Di chứng tâm lý (mặc cảm, trầm cảm…).
Thuốc trị trĩ nội (Tây y, Đông y):
Tây y:
– Nhóm thuốc trĩ nội tác dụng kháng sinh, kháng viêm: Ibuprofen (Advil, Motrin); Acetaminophen, Aspirin (Asreiptin, Bayer)…
– Nhóm thuốc dạng bôi: Resorcinol, Zinc oxide, Bismuth subgallate (bảo vệ, làm bền tĩnh mạch); Hydrocortisone 1% (chống viêm, giảm ngứa); Phenylmercuric nitrate, Boric acid (sát trùng ngoài hậu môn)…
– Nhóm thuốc đặt: Neo Haelar, Witch Hazel, Proctolog, Avenoc
Đông y:
– Các bài thuốc y học cổ truyền từ: Lá trầu không, đu đủ xanh, lá diếp cá…
– Các bài thuốc Đông y khác đã được điều chế thành sản phẩm, thương hiệu.
Châm cứu, bấm huyệt chữa trĩ nội:
Trĩ nội là gì theo quan điểm y học cổ truyền có chút khác biệt. Do đó cách điều trị cũng sẽ thiên về châm cứu, bấm huyệt. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này qua các bài viết trước đó của chúng tôi.
Nhìn chung, đây là cách chữa trĩ nội khá hiệu quả ở giai đoạn đầu. Nếu các giai đoạn sau, bệnh tình nặng, việc châm cứu, bấm huyệt sẽ chỉ là hỗ trợ. Các huyệt bấm thường nằm trên đường Bách Hội, Bàng Quang, Đốc Mạch…
Việc xác định phác đồ bấm huyệt, châm cứu sẽ phụ thuộc vào biểu hiện trĩ nội.
Trĩ nội nên ăn gì và kiêng gì?
Khi chữa trĩ nội độ 1, điều trị trĩ nội độ 2, 3, 4 bạn cần chú ý chế độ dinh dưỡng sau.
– Nên kiêng: Đồ ngọt, đồ ăn cay nóng, các món nhiều muối, chất kích thích…
– Nên ăn: Thực phẩm nhiều chất xơ, món ăn giàu magie, trái cây, rau xanh, uống nhiều nước…
Các lưu ý khi mắc bệnh trĩ nội:
– Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, thay đổi thói quen xấu khiến trĩ nặng hơn.
– Để làm mềm phân, nên uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày, không dùng bia rượu (nếu bạn hiểu trĩ nội là gì và cách chúng diễn tiến nặng bạn sẽ hiểu vì sao cần làm mềm phân).
– Đi đại tiện không nên rặn mạnh, khi mắc đi phải đi ngay, không nên nhịn.
– Không ngồi lâu, đặc biệt khi đi đại tiện.
– Thường xuyên tập thể dục, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ khiến bệnh thêm nặng.
Qua những phân tích trên từ Tritriantoan.com, bạn đọc có thể đã nắm được khái niệm trĩ nội là gì, trĩ nội có nguy hiểm không, cũng như cách điều trị bệnh phù hợp. Để được tư vấn cụ thể hơn, hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết.
Chờ chút, có thể bạn quan tâm: