Theo thống kê của Bộ Y Tế hiện nay thì tỉ lệ người mắc bệnh trĩ chiếm từ 30%-50% trong tổng số dân. Như vậy mới thấy được sự phổ biến của căn bệnh này. Bệnh trĩ gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy, đau rát và còn chảy máu nữa. Khi mất máu quá nhiều sẽ gây ra tình trạng thiếu máu nặng sẽ đem đến nhiều hệ lụy khác. Vậy khi bị bệnh trĩ chảy máu thì người bệnh nên dùng loại thuốc cầm máu bệnh trĩ nào tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
TẠI SAO RA MÁU KHI BỊ TRĨ?
Bệnh trĩ xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân và gây nên nhiều triệu chứng khác nhau. Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ là do áp lực lên tĩnh mạch ở trực tràng, hậu môn. Làm các tĩnh mạch này giãn nở và sưng phồng lên từ đó mà gây ra bệnh trĩ.
Khi bị các bệnh liên quan đến trực tràng hay hậu môn thì việc đại tiện ra máu là triệu chứng thường gặp. Mức độ chảy máu này có thể tùy thuộc vào từng bệnh lý khác nhau.
Đại tiện ra máu là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Mức độ chảy máu sẽ tăng dần khi tình trạng bệnh nặng hơn. Lúc đầu máu sẽ chảy ra ít, nên khó thấy. Về lâu dài tình trạng bệnh nặng hơn thì máu sẽ chảy thành giọt hay các tia bắn…
CHẢY MÁU KHI BỊ TRĨ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Chảy máu bệnh trĩ ở giai đoạn đầu thì cũng không có gì nguy hiểm. Nhưng nếu máu chảy liên tục và kéo dài sẽ dẫn đến cơ thiểu thiếu máu.
Cơ thể thiếu máu người bệnh sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược, mất sức, đau đầu,… lâu ngày sẽ phát sinh nhiều bệnh liên quan tới máu gây nguy hiểm. Chảy máu nhiều gây ra nhiều bệnh đe dọa tính mạng con người như: nhiễm trùng máu, chảy máu cấp tính, sốc máu,…
Khi bệnh trĩ lại kèm theo chảy máu nữa thì cuộc sống của người bệnh sẽ gặp nhiều bất tiện. Căn bệnh thầm kín này đã làm cho nhiều người bệnh lo lắng, tự ti và mặc cảm với mọi người. Vì thế ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của họ.
PHƯƠNG PHÁP CẦM MÁU KHI CHẢY MÁU DO TRĨ
Cầm máu khi bị trĩ chảy máu là liệu pháp cần thiết để giảm được những biến chứng nguy hiểm. Có những phương pháp được các chuyên gia khuyên thực hiện:
Tắm và ngâm hậu môn
Cách này rất đơn giản mà hiệu quả. Dùng nước ấm kèm theo một chút muối hòa tan vào. Hãy ngâm trong hỗn hợp nước muối ấm này khoảng từ 10 – 15 phút. Nước muối sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm và sát trùng hậu môn. Bên cạnh đó nó còn giúp thư giãn các tĩnh mạch đang bị sưng phồng lên.
Sau khi ngâm xong thì dùng bông băng sạch để băng lại vết thương.
Chườm đá lên khu vực chảy máu
Đá lạnh cũng rất hữu ích trong việc cầm máu khi bị trĩ. Lấy viên đá bỏ vào khăn sạch xong chườm lên khu vực chảy máu. Chườm trong khoảng 10 phút rồi lấy ra và lau khô.
Đá sẽ giúp làm các búi trĩ tạm thời co dần lại và khiến máu không thể chảy ra được.
Cầm máu bằng cách sử dụng giấy thấm hoặc bông gòn
Sử dụng giấy thấm máu để cầm máu tạm thời tránh cho máu chảy liên tục gây nguy hiểm
BÀI THUỐC CẦM MÁU BỆNH TRĨ TỪ DÂN GIAN
Bài thuốc cầm máu bệnh trĩ từ dân gian sẽ giúp bạn cầm máu và điều trị bệnh trĩ tốt hơn.
Bài 1: Cỏ mực, lá sen và ngải cứu
Chuẩn bị: Cỏ mực, lá sen và ngải cứu từ 30-40g mỗi loại
Những loại lá này sẽ đem đi rửa sạch. Cho tất cả vào giã nhuyễn lấy nước. Bã sẽ dùng để đắp lên khu vực bị trĩ và nước còn lại dùng để uống.
Bài 2: Huyết dụ, có mực và lá cây sống đời
Chuẩn bị: Huyết dụ lấy 40g, cỏ mực 20g và còn lại lấy 20g lá sống đời.
Đem sửa sạch và sắc lấy nước uống. Uống 2 lần/ ngày và uống trước bữa ăn.
Bài 3: Dùng rau diếp, mồng tơi cá chiến biến món ăn
Trong y học cổ truyền, diếp cá dùng để điều trị viêm amidan, mụn nhọt, bệnh trĩ. Diếp cá có tính kháng viêm, ngăn ngừa tình trạng táo bón và giúp cầm máu rất tốt.
Bài 4: Lá trắc bá, cỏ mực và củ sen khô
Chuẩn bị: Củ sen khô lấy mấu khoảng 20g, 20g cỏ mực và lá trắc bá là 16g.
Rửa sạch hỗn hợp và sao hỗn hợp này và sắc uống 2 lần/ ngày trước bữa ăn.
Tuy nhiên, với tình trạng chảy do bị trĩ đối với những vết thương hở thì người bệnh nên hạn chế đắp lên. Chỉ là những bài thuốc giúp cầm máu tạm thời cho nên người bệnh vẫn nên đến cơ sở khám bệnh để điều trị và theo dõi.
THUỐC CẦM MÁU BỆNH TRĨ TỪ TÂY Y
Thuốc cầm máu bệnh trĩ ở trong tây y có rất nhiều loại, bao gồm nhiều loại như: thuốc uống, kem bôi, kem dạng gel, viên đặt hậu môn,… Các loại thuốc này sẽ giúp người bệnh cầm máu nhanh chóng, giảm sưng viêm nhiễm và đau rát.
Hiệu quả mà các loại thuốc mang lại là tốt như vậy nhưng khi sử dụng những loại thuốc này thì người bệnh có thể sẽ gặp tác dụng phụ. Vì vậy khi người bệnh dù là trĩ nội hay trĩ ngoại thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý dùng.
PHÒNG TRÁNH BỆNH TRĨ RA MÁU
Để tránh tình trạng bị trĩ ra máu thì người bệnh khi bị trĩ thì nên có những chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp. Nên chăm sóc dự phòng để có thể phòng ngừa tốt nhất:
- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin E,… giúp giảm được tình trạng táo bón và tăng sức đề kháng.
- Thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng, không nên ngồi một chỗ quá lâu
- Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể
- Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện
Như vậy, Tritriantoan.com đã chia sẻ những thông tin về thuốc cầm máu bệnh trĩ hiệu quả rồi. Hy vọng bạn có thể chọn lựa cho mình được những loại thuốc phù hợp rất cho mình. Nếu còn thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để chúng mình giải đáp cho bạn nhé!