Bệnh trĩ (tên khoa học là HEM-uh-roids) hay gọi theo dân gian là chứng lòi dom. Trĩ là hiện tượng người bệnh bị sưng ở phần hậu môn hoặc phần dưới đại tràng. Theo y khoa, đây được xem như một chứng giãn tĩnh mạch thông thường. Trĩ thường phát triển dưới da xung quanh hậu môn (gọi là trĩ ngoại) và bên trong trực tràng (trĩ nội).
Tính trung bình, cứ 4 người trưởng thành thì có đến 3 người gặp phải tình trạng trĩ ở một khoảng thời gian. Phần lớn người bệnh thường khó phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Mà chỉ dựa vào phỏng đoán dựa theo kinh nghiệm của bản thân và những người đã từng bị bệnh.
May mắn thay, bệnh trĩ có thể ngăn ngừa bệnh ngay tại nhà bằng nhiều phương pháp đơn giản. Rất nhiều người bệnh đã tự cải thiện tình trạng bệnh trĩ nhờ những bài thuốc tự nhiên kết hợp với thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt.
Mục Lục
Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân và chẩn đoán từ chuyên gia y tế.

Một vài nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ
Bệnh trĩ là vấn đề nhức nhối với rất nhiều phụ nữ mang thai và những người ở độ tuổi trung niên, Theo một khảo sát của cơ sở y tế đối với nhóm người ở độ tuổi 50, có đến một nửa trong số đó đã từng trải qua một số triệu chứng bệnh trĩ. Hầu hết các triệu chứng thường gặp bao gồm đau trực tràng, ngứa, chảy máu và có thể bị sa (trĩ lòi ra ngoài hậu môn hay còn gọi là lòi dom).
Mặc dù bệnh trĩ hiếm khi gây nguy hiểm nhưng chúng có thể tái phát và gây đau đớn cho bệnh nhân. May mắn thay, có rất nhiều điều chúng ta có thể làm để điều trị và làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.
Để có những biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị trĩ đúng đắn, chúng ta cần có những hiểu biết về căn bệnh này. Đầu tiên hãy tìm hiểu xem: Bệnh trĩ là gì?
Định nghĩa về bệnh trĩ
Theo giải phẫu cơ thể, hầu hết mọi người đều có trĩ. Nó là những cụm tĩnh mạch giống như cái gối nằm ngay dưới phần màng nhầy lót phần thấp nhất của trực tràng và hậu môn. Bệnh trĩ xảy ra khi những tĩnh mạch đó bị sưng hoặc căng, tương tư như hiện tượng giãn tĩnh mạch ở chân. Một trong những nguyên nhân gây bệnh là các mạch máu liên quan phải liên tục chống lại trọng lực đưa máu trở về tim. Bởi vậy nhiều người tin rằng, bệnh trĩ là cái giá phải trả cho việc con người trở thành sinh vật đứng thẳng.
Phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ được chia thành hai loại: Trĩ nội xảy ra ở phần dưới trực tràng còn trĩ ngoại phát triển dưới da xung quanh hậu môn. So với trĩ nội, trĩ ngoại gây cho bệnh nhân nhiều bất tiện do lớp da bên ngoài dễ bị cọ xát gây tổn thương. Ở một số trường hợp, vùng trĩ hình thành các cục máu đông (trĩ huyết khối) gây ra cơn đau đột ngột, dữ dội. Sau một thời gian, cục máu đông có thể tan ra để lại một phần da thừa gây ngứa ngáy, kích ứng.

các cấp độ bệnh trĩ
Bệnh trĩ nội thường ít có biểu hiện đi kèm như sưng đau, ngay cả khi bệnh nhân bị chảy máu. Trị nội cũng có thể có biến chuyển xấu tiềm ẩn một số vấn đề. Điển hình là sa búi trĩ, búi trĩ kéo ra ngoài hậu môn. Búi trĩ lòi ra ngoài có thể tích tụ một lượng nhỏ dịch nhầy và chất thải gây ngứa ngáy. Khi người bệnh có tác động như lau, rửa để giảm ngứa có thể làm vấn đề thêm trầm trọng, ví dụ như: viêm nhiễm.
Những nguyên nhân phổ biến nào gây ra bệnh trĩ?

Triệu chứng thường gặp khi bị bệnh trĩ
Các chuyên gia về bệnh trĩ đã có rất nhiều báo cáo chính xác về nguyên nhân gây bệnh. Nhưng dựa theo hiểu biết và kinh nghiệm thực tế có thể rút ra cơ chế gây bệnh ngắn gọn như sau:
- Căng thẳng khi đi ngoài
- Thời gian đi vệ sinh quá lâu
- Bệnh nhân tiền sử tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính
- Bệnh nhân béo phì
- Thay đổi cơ địa trong quá trình mang thai
- Chế độ dinh dưỡng quá nhiều đạm, thiếu chất xơ.
- Thường xuyên nâng vác vật nặng
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
Một số yếu tố khác gây ra tình trạng trĩ:
Tuổi tác: Nghiên cứu cho thấy, độ tuổi càng cao thì nguy cơ bị trĩ càng gia tăng. Nguyên nhân là do các mô hỗ trợ tĩnh mạch trong trực tràng và hậu môn có thể bị suy yếu và căng ra.
Yếu tố thứ 2 là sự thay đổi trong quá trình mang thai: Khi trong lượng của em bé lớn dần gây áp lực lên vùng hậu môn.
Các chẩn đoán y khoa về bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường có thể được chẩn đoán đơn giản thông qua thăm khám sức khỏe. Bệnh trĩ ngoại thường rõ ràng, đặc biệt là khi cục máu đông đã hình thành. Bác sĩ có thể thực hiện một cuộc kiểm tra trực tràng để kiểm tra máu trong phân. Hoặc áp dụng phương pháp nội soi để kiểm tra ống hậu môn. Nếu có hiện tượng chảy máu trực tràng hoặc có máu trong phân, bác sĩ có thể thực hiện soi đại tràng hoặc soi đại tràng sigma ống mềm để loại trừ các nguyên nhân gây chảy máu khác. Ví dụ như polyp đại trực tràng hoặc ung thư, đặc biệt là ở phụ nữ trên 50 tuổi.
Các triệu chứng thường gặp:
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ thường phụ thuộc vào loại trĩ mà bệnh nhân gặp phải.
Đối với bệnh Trĩ Ngoại:
Phần búi trĩ nằm dưới da, đùn xung quanh phần hậu môn của người bệnh. Dấu hiệu và triệu chứng của trĩ ngoại bao gồm:
- Triệu chứng ngứa hoặc kích ứng vùng hậu môn.
- Đau rát, khó chịu ở hậu môn
- Sưng tấy xung quanh hậu môn
- Và nặng nhất là nứt, chảy máu hậu môn
Đối với Trĩ Nội:
Trĩ nội nằm ở phía bên trong trực tràng. Người bệnh thường không sờ hoặc cảm nhận được búi trĩ. Trĩ nội cũng hiếm khi gây ra sự khó chịu cho người bệnh như trĩ ngoại. Tuy nhiên khi người bệnh gặp căng thẳng trong thời gian dài. Hoặc búi trĩ bị kích thích trong quá trình đại tiện. Người bệnh sẽ có một số biểu hiện bệnh như sau:
- Đi ngoài ra máu nhưng không bị đau. Người bệnh chỉ nhận thấy một lượng máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu.
- Tình trạng nặng hơn khi trĩ đẩy ra ngoài hậu môn (sa búi trĩ) gây đau và rát.
Bệnh trĩ huyết khối:
Là tình trạng máu đọng lại trong búi trĩ, hình thành lên các cục máu đông (gọi là huyết khối). Trĩ huyết khối gây ra các triệu chứng như:
- Đau dữ dội vùng hậu môn
- Hậu môn có tình trạng viêm, sưng tấy
- Có một cục u cứng xuất hiện ở vùng hậu môn của người bệnh
Khi nào bệnh nhân bị trĩ cần tìm đến bác sĩ?
Trong trường hợp bệnh nhân tự điều trị tại nhà nhưng búi trĩ không có dấu hiệu thuyên giảm. Tình trạng chảy máu thêm trầm trọng khi đi ngoài thì bệnh nhân cần gặp bác sĩ để được tư vấn.
Lưu ý rằng: tình trạng chảy máu trực tràng không chỉ xảy ra khi bệnh nhân bị trĩ. Đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm khác bao gồm: Ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, ung thư hậu môn…
Bởi vậy khi có triệu chứng chảy máu khi đi ngoài, bệnh nhân tuyệt đối không chủ quan. Chú ý theo dõi thói quen đại tiện và sự thay đổi về màu sắc, độ lỏng của phân.Nếu có bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Một số bệnh nhân bị trĩ do mất máu quá nhiều gây choáng váng, ngất xỉu tại chỗ cần được cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Biến chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ ít gây ra các biến chứng nặng nề cho bệnh nhân. Tuy nhiên theo ghi nhận một số trường hợp có xảy ra biến chứng như:
Tình trạng thiếu máu: Ghi nhận rất ít chỉ khoảng 0.1%. Bệnh nhân bị mất máu mãn tính do bệnh trĩ có thể bị thiếu máu. Khi đó cơ thể thiếu tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy.
Trĩ bị căng: Nếu nguồn cung cấp máu cho búi trĩ bên trong bị cắt, búi trĩ có thể bị “bóp nghẹt”, gây đau đớn tột độ.
Hình thành cục máu đông. Đôi khi, trong búi trĩ có thể hình thành cục máu đông (bệnh trĩ huyết khối). Mặc dù không nguy hiểm nhưng nó có thể khiêng bệnh nhân vô cùng đau đớn. Một số trường hợp đòi hỏi phải phẫu thuật để loại bỏ cục máu.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ
Nguồn gốc sâu xa nhất gây ra bệnh trĩ là do độ cứng của phân gây áp lực trong quá trình đại tiện. Bởi vậy để ngăn chặn triệt để bệnh trĩ, chúng ta cần giữa cho phân mềm để đi ngoài dễ dàng. Để thực hiện được điều này, hãy làm theo một số lời khuyên hữu ích dưới đây:

Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Chế độ ăn xanh giúp phân mềm, trọng lượng phân giảm giúp bạn tránh phải rặn khi đi ngoài. Phần hậu môn chịu ít áp lực sẽ tránh được bệnh trĩ hiệu quả. Bổ sung thêm chất xơ từ từ và cân bằng với lượng đạm từ thịt cá. Tránh trường hợp thay đổi chế độ ăn đột ngột khiến cơ thể thiếu dưỡng chất.
- Uống nhiều nước. Uống sáu đến tám cốc nước và các chất lỏng khác (không bao gồm chất kích thích như rượu, cafe) mỗi ngày để giúp phân mềm.
- Giảm căng thẳng khi đi ngoài. Tránh đi vệ sinh quá lâu, đặc biệt là ngồi bồn cầu. Việc ngồi quá lâu làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
- Không nhịn đi ngoài: Để lỡ cơn buồn vệ sinh sẽ khiến phân bị khô và khó đi ngoài hơn. Tình trạng kéo dài gây táo bón và khiến bệnh trĩ nghiêm trọng.
- Tập thể dục thường xuyên: Vận động là phương pháp hữu hiệu để ngăn ngừa táo bón. Đồng thời nó cũng làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch xảy ra khi đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị trĩ tại nhà
Bệnh trĩ thường ít gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên nó lại mang đến nhiều rắc rối trong hoạt động sinh hoạt thường ngày. Thêm vào đó, bệnh trĩ xảy ra ở vùng nhạy cảm khiến bệnh nhân e ngại khi thăm khám. Bởi vậy khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh, bạn có thể tham khảo một số phương pháp hỗ trợ điều trị dưới đây.
Bổ sung thêm lượng chất xơ cho cơ thể
Chất lỏng và chất xơ sẽ giúp làm mềm phân khiến việc đi ngoài nhanh chóng và dễ dàng. Phân mềm cũng làm giảm áp lực lên các búi trĩ. Các nhóm thực phẩm bạn có thể tham khảo như: ngũ cốc, rau xanh và trái cây tươi. Điển hình như cám yến mạch, khoai lang, bông cải xanh, chuối, thanh long… là những thực phẩm dễ tìm thấy trên thị trường và giá thành hợp với túi tiền người Việt.
Tập thể dục đều đặn
Những động tác thể dục nhịp điệu hay đơn giản là đi bộ khoảng 20-30 phút mỗi ngày có thể cải thiện ngăn ngừa bệnh.

Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe
Không nhịn đi vệ sinh
Một số bệnh nhân mắc phải bệnh trĩ là do thói quen nhịn đi vệ sinh. Thói quen này có thể dẫn đến tăng áp lực và căng thẳng. Ngoài ra, hãy sắp xếp thời gian cụ thể trong ngày cho việc đi đại tiện, chẳng hạn như vào buổi sáng để tập cho cơ thể đi tiêu đều đặn.
Liệu pháp Sitz
Tắm nước ấm cho vùng mông. Cách này có thể giúp giảm ngứa, kích ứng và co thắt cơ vòng. Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên tắm trong 20 phút sau mỗi lần đi tiêu và thêm vào đó hai hoặc ba lần một ngày. Chú ý thấm nhẹ để làm khô vùng hậu môn sau đó; không chà xát hoặc lau mạnh. Hoặc sử dụng máy sấy là cách làm khô vùng trĩ nhẹ nhàng mà không gây tổn thương.

Liệu pháp Sitz
Sử dụng kem hoặc biện pháp hỗ trợ tại chỗ
Các loại kem bôi trĩ bán tại hiệu thuốc có thể tạm thời làm dịu cơn đau. Các loại kem và thuốc đạn có chứa hydrocortisone cũng có hiệu quả, nhưng không nên sử dụng chúng quá một tuần một lần vì chúng có thể làm teo da. Một túi đá nhỏ đặt lên vùng hậu môn trong vài phút cũng có thể giúp giảm đau và sưng. Ngồi trên đệm, tránh ngồi trên bề mặt cứng giúp giảm sưng các búi trĩ hiện có và ngăn ngừa sự hình thành của các búi trĩ mới.
Biện pháp điều trị bệnh trĩ theo y khoa.
Bệnh trĩ khi biến chứng nặng không thể được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị tại nhà. Các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc do bệnh trĩ nội đã sa ra ngoài. May mắn thay, hầu hết bệnh trĩ được điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn, ít gây đau đớn hơn phương pháp cắt trĩ truyền thống và cho phép hồi phục nhanh hơn. Những thủ tục này thường được thực hiện trong phòng khám tư hoặc phẫu thuật ngoại trú tại bệnh viện.
Một số phương pháp điều trị do bác sĩ tư vấn, bệnh nhân có thể tham khảo như:
- Cắt trĩ bằng Phương pháp PPH, sóng cao tần HCPT, phương pháp Longo, cắt trĩ bằng tia Laser, phương pháp siêu âm Doppler – THD, phương pháp Milligan Morgan, phương pháp khoanh niêm mạc cắt trĩ.
- Thủ thuật thắt búi trĩ bằng vòng cao su
- Thủ thuật ghim búi trĩ
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh trĩ mà Tritriantoan.com đã tổng hợp lại. Hi vọng rằng với những thông tin chúng tôi tổng hợp, độc giả có thể tự tránh được bệnh trĩ và cải thiện tình trạng trĩ của bản thân.
Xem thêm: Dấu Hiệu Bệnh Trĩ Nhẹ (Bệnh Trĩ Giai Đoạn Đầu) Và Cách Khắc Phục